125 Thái Thịnh
Chuyên khoa
    Dịch vụ
      Bác sĩ
        Tin tức
          Hỏi đáp chuyên gia
            Bảng chỉ số siêu âm thai nhi theo tuần từ 6- 40 cho mẹ bầu

            Bảng chỉ số siêu âm thai nhi theo tuần từ 6- 40 cho mẹ bầu

            THAI THINH MEDIC
            08/07/2025

            Làm mẹ là hành trình thiêng liêng và kỳ diệu. Thông qua siêu âm, mẹ có thể được nhìn thấy bé yêu lớn lên từng ngày. Tuy nhiên, khi đọc các thông tin trong bảng chỉ số siêu âm thai nhi theo tuần không phải mẹ nào cũng hiểu. Trong bài viết dưới đây, phòng khám THAI THINH MEDIC sẽ cùng mẹ tìm hiểu các chỉ số siêu âm thai quan trọng và chi tiết bảng chỉ số siêu âm từ tuần thứ 6 đến 40 để có một thai kỳ khỏe mạnh.

            Các chỉ số siêu âm thai quan trọng mẹ bầu cần biết

            Chỉ số siêu âm thai là các thông số được ghi nhận trong quá trình siêu âm giúp bác sĩ có thể đánh giá mức độ phát triển và tình trạng sức khỏe của thai nhi. Các thông tin trong bảng chỉ số siêu âm thai nhi theo tuần có giá trị trong từng giai đoạn của thai kỳ.

            Bên cạnh việc phản ánh sự tăng trưởng về kích thước, cân nặng, cấu trúc cơ thể, bảng chỉ số này còn có thể cho biết cả môi trường sống của thai nhi trong bụng mẹ.

            Theo dõi các chỉ số trong siêu âm thai định kỳ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chúng giúp mẹ và các chuyên gia y tế phát hiện kịp thời những bất thường nếu có. Đồng thời còn giúp mẹ bổ sung dưỡng chất, đảm bảo trẻ phát triển đúng chuẩn theo từng tuần của thai kỳ.

            Các kí hiệu siêu âm thai giúp mẹ bầu theo dõi sự phát triển của bé

            CRL – Chiều dài đầu mông

            CRL (Crown-Rump Length) là thông tin cơ bản có trong bảng chỉ số siêu âm thai nhi theo tuần. Kết quả là số đo chiều dài từ đỉnh đầu đến mông của thai nhi, thường dùng trong tam cá nguyệt đầu tiên giúp xác định chính xác tuổi thai và ngày ngày dự sinh.

            Ví dụ: Trong tuần thai thứ 7, chỉ số CRL  trong siêu âm thai khoảng 10mm và tăng nhanh theo ngày. Nếu kết quả thấp hơn tiêu chuẩn, bác sĩ sẽ theo dõi thêm để loại trừ khả năng thai chậm phát triển hoặc thai lưu.

            Chỉ số siêu âm thai CRL thể hiện chiều dài từ đỉnh đầu đến mông

            BPD – Đường kính lưỡng đỉnh

            BPD (Biparietal Diameter) là đường kính ngang lớn nhất của đầu thai nhi. Đây là kết quả được đo từ xương thái dương bên này sang bên kia.

            Chỉ số BPD thường cho kết quả rõ nhất từ tuần thai thứ 13 trở đi, hỗ trợ bác sĩ đánh giá mức độ phát triển của não bộ và khung sọ của trẻ. Chỉ số BPD trong siêu âm thai cũng tăng đều theo tuổi thai. Khi 20 tuần, BPD thường khoảng 45-55mm, đến tuần 32 có thể lên tới 80-85mm. Nếu chỉ số này quá thấp, cho thấy trẻ cơ nhỏ đầu. Ngược lại, có thể do thai to hoặc tích nước não.

            BPD là một trong các kí hiệu siêu âm thai quan trọng

            FL – Chiều dài xương đùi

            Chỉ số FL (Femur Length) thường xuất hiện trong bảng chỉ số siêu âm thai nhi theo tuần nhưng nhiều mẹ bầu không hiểu nó cho biết điều gì. Đây là chỉ số thể hiện chiều dài xương đùi của thai nhi. Thông qua FL bác sĩ có thể đánh giá được sự phát triển chiều dài cơ thể của trẻ, ước tính chiều cao và phát hiện sớm các vấn đề về xương khớp.

            Mẹ bầu có thể tiến hành kiểm tra FL từ tuần thai thứ 14. Với thai nhi ở 20 tuần tuổi, chỉ số FL sẽ vào khoảng 32mm và lên đến 56mm ở tuần thai thứ 30. Nếu chỉ số FL thấp hơn mức tiêu chuẩn, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán bất thường do di truyền hoặc chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu không đầy đủ. Nếu FL quá cao cho thấy thai to vượt chuẩn.

            FL là thông tin xuất hiện trong bảng chỉ số siêu âm thai nhi theo tuần từ tuần thứ 11

            AC – Chu vi vòng bụng

            Chỉ số AC (Abdominal Circumference) thể hiện chu vi vòng bụng của thai nhi. Đây là chỉ số phản ánh rõ tình trạng dinh dưỡng và phát triển của nội tạng trẻ, đặc biệt là gan và đường tiêu hóa. Chỉ số này nên được mẹ bầu quan tâm từ tam cá nguyệt thứ 2 và sẽ tăng mạnh nhất vào tam cá nguyệt cuối cùng.

            Nếu chỉ số AC quá thấp cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bào thai hoặc thiếu nước ối. Nếu chỉ số này quá cao có thể cho thấy mẹ bị tiểu đường thai kỳ gây ra tình trạng thai to.

            AC cho biết chu vi vòng bụng của thai nhi theo từng giai đoạn

            EFW – Cân nặng thai nhi ước tính

            EFW (Estimated Fetal Weight) là cân nặng của thai nhi được ước tính thông qua bảng chỉ số siêu âm thai nhi theo tuần. Số liệu được tính toán dựa trên các chỉ số  BPD, FL, AC và đôi khi là HC. Căn cứ vào chỉ số này, các bác sĩ có thể đánh giá thai nhi phát triển đúng tuổi thai hay không.

            Trong trường hợp EFW thấp hơn quá nhiều so với ngưỡng chuẩn, bác sĩ có thể đưa ra kết luận thai nhi chậm phát triển trong tử cung (IUGR) hoặc quá cao có thể gây thai to, mẹ khó sinh thường. Dựa vào chỉ số này, mẹ bầu có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ nhé!

            EFW giúp bác sĩ ước tính được cân nặng của bé

            Bảng chỉ số siêu âm thai nhi theo tuần từ 6- 40 cho mẹ bầu

            Mỗi tuần thai đều là cột mốc quan trọng, có sự thay đổi rõ rệt của thai nhi. Siêu âm là phương pháp giúp mẹ theo dõi trực quan và chính xác nhất. Thông qua các chỉ số CRL, BPD, FL hay AC, EFW,... giúp các bác sĩ có thể đánh giá trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh hay không, từ đó phát hiện sớm những bất thường.

            Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng có thể hiểu hết ý nghĩa của bảng chỉ số siêu âm thai nhi theo tuần. Dưới đây là bảng tham chiếu chuẩn hóa được các chuyên gia sản- phụ khoa sử dụng từ tuần thứ 6- 40 của thai kỳ. Mẹ hãy cùng theo dõi và đồng hành cùng bé nhé:

            Tuần thai

            CRL (mm)

            BPD (mm)

            FL (mm)

            AC (mm)

            EFW (gram)

            Tuần 64- 6---1- 3
            Tuần 79- 10---1- 5
            Tuần 814- 17---5- 10
            Tuần 922-24---10- 20
            Tuần 1031- 34---30- 40
            Tuần 1141- 441785550- 60
            Tuần 1252- 6021126580- 90
            Tuần 1362- 74241772120- 140
            Tuần 1475- 87272180150- 180
            Tuần 1588- 100302590180- 220
            Tuần 16100- 1153329100220- 250
            Tuần 17115- 1303632110250- 300
            Tuần 18130- 1454036120300- 350
            Tuần 19145- 1604339130350- 400
            Tuần 20160- 1754642140400- 450
            Tuần 21175- 1904945140450-550
            Tuần 22190- 2055248160550- 650
            Tuần 23205- 2205550170650- 750
            Tuần 24220- 2355852180750- 850
            Tuần 25235- 2506154190850- 950
            Tuần 26250- 2656456200950- 1050
            Tuần 27265- 28067582101050- 1150
            Tuần 28280- 29570602201150- 1250
            Tuần 29295- 31073622301250- 1350
            Tuần 30310- 32576642401350- 1450
            Tuần 31325- 34079662501450- 1600
            Tuần 32340- 35582682601600- 1800
            Tuần 33355- 37085702701800- 2000
            Tuần 34370- 38587722802000- 2200
            Tuần 35385- 40089742902200- 2400
            Tuần 36400- 41591763002400- 2600
            Tuần 37415- 43093783102600- 2800
            Tuần 38430- 44595803202800- 3000
            Tuần 39445- 46097813253000- 3200
            Tuần 40460- 48098823303200- 3500

            Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số phát triển của thai nhi

            Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Để có bảng chỉ số siêu âm thai nhi theo tuần đúng chuẩn, mẹ cần lưu ý đến những điều dưới đây:

            • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu: Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là sắt, acid folic, canxi và DHA,... theo từng giai đoạn giúp bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện.
            • Tình trạng sức khỏe của mẹ bầu: Các bệnh lý như tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, thiếu máu, nhiễm trùng,... đều ảnh hưởng đến khả năng phát triển của trẻ.
            • Các yếu tố di truyền: Các vấn đề về di truyền như chiều cao, cân nặng, thể trạng, giới tính của thai nhi,... đều được quyết định một phần do di truyền.
            • Thói quen sinh hoạt của mẹ bầu: Mẹ thường xuyên căng thẳng, mất ngủ, hút thuốc, uống rượu… có thể làm chậm phát triển của bé.
            • Môi trường sống và làm việc: Tiếp xúc với hóa chất, khói bụi, ô nhiễm hoặc tiếng ồn kéo dài cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

            Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi khoa học giúp mẹ và bé có thai kỳ khỏe mạnh

            Trên đây là bảng chỉ số siêu âm thai nhi theo tuần giúp mẹ bầu có thể dễ dàng theo dõi tốc độ phát triển của thai nhi. Mong rằng với những thông tin này, mẹ có thể yên tâm đồng hành cùng bé với những cột mốc quan trọng trong suốt thai kỳ.

            Khi đến với phòng khám THAI THINH MEDIC, mẹ bầu sẽ nhận được sự chăm sóc tận tình và toàn diện nhất bởi các chuyên gia sản- phụ khoa, siêu âm, xét nghiệm chuyên nghiệp, chất lượng cao.

            Mọi thắc mắc cần được tư vấn và hỗ trợ, quý khách hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE: 097 288 1125 hoặc 0243 853 5522.

            Share