125 Thái Thịnh
Chuyên khoa
    Dịch vụ
      Bác sĩ
        Tin tức
          Hỏi đáp chuyên gia
            Khám thai lần đầu có cần nhịn ăn không? - Lưu ý quan trọng cho mẹ bầu

            Khám thai lần đầu có cần nhịn ăn không? - Lưu ý quan trọng cho mẹ bầu

            THAI THINH MEDIC
            26/05/2025

            Lần đầu đi khám thai là cột mốc quan trọng với mỗi mẹ bầu. Tuy nhiên, không ít chị em lo lắng không biết khám thai lần đầu có cần nhịn ăn hay không để chuẩn bị đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu những lưu ý quan trọng trong lần khám thai lần đầu ngay trong bài viết sau mẹ bầu nhé!

            1. Khi nào nên đi khám thai lần đầu?

            Lần khám thai đầu tiên có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tình trạng thai kỳ. Thời điểm thích hợp để đi khám thường là khi mẹ bầu bị trễ kinh khoảng 2 tuần so với chu kỳ thông thường (đối với người có kinh nguyệt đều). Ngoài ra, nếu que thử thai hiện 2 vạch, hoặc xuất hiện các dấu hiệu mang thai sớm như buồn nôn, căng tức ngực, mệt mỏi, mẹ nên sắp xếp thời gian để đến cơ sở y tế kiểm tra.

            Thông thường, lần khám thai đầu tiên rơi vào tuần thứ 5 - 8 của thai kỳ. Đây là thời điểm phù hợp để bác sĩ xác định:

            • Thai có làm tổ trong tử cung hay không (loại trừ thai ngoài tử cung).
            • Túi thai có phát triển bình thường không (đánh giá nguy cơ thai trống, thai lưu).
            • Xác định số lượng thai (đơn thai hay đa thai).

            Tuy nhiên, nếu que thử thai lên 2 vạch nhưng chưa có dấu hiệu trễ kinh rõ ràng hoặc cơ thể chưa có biểu hiện mang thai, mẹ bầu nên chờ thêm vài ngày. Khi thai còn quá nhỏ, việc siêu âm hoặc xét nghiệm có thể chưa mang lại kết quả chính xác, gây lo lắng không cần thiết.

            Trong lần khám đầu tiên, mẹ bầu cũng có thể trao đổi với bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, lối sống và các xét nghiệm cần thiết để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.

            kham-thai-lan-dau-co-can-nhin-an-1

            Khi nào nên đi khám thai lần đầu?

            2. Khám thai lần đầu có cần nhịn ăn không?

            Nhiều mẹ bầu lo lắng không biết khám thai lần đầu có cần nhịn ăn không để chuẩn bị cho đúng. Thực tế, theo các bác sĩ Sản khoa, mẹ bầu không cần nhịn ăn trước khi đi khám thai lần đầu, vì hầu hết các xét nghiệm và siêu âm ở giai đoạn này không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý một số điểm quan trọng sau đây để đảm bảo kết quả khám chính xác nhất:

            Uống nhiều nước và nhịn tiểu trước khi siêu âm

            Mẹ bầu nên uống nhiều nước và nhịn tiểu trong khoảng 1 tiếng trước khi siêu âm để bàng quang căng đầy, giúp đẩy ruột ra xa, tạo không gian thuận lợi để quan sát tử cung, từ đó cải thiện chất lượng hình ảnh siêu âm, giúp bác sĩ dễ dàng xác định túi thai một cách chính xác hơn.

            Những thực phẩm nên tránh trước khi khám thai

            Dù không cần nhịn ăn, nhưng để đảm bảo kết quả xét nghiệm và siêu âm không bị ảnh hưởng, mẹ bầu nên hạn chế một số thực phẩm sau trước khi đi khám:

            • Thực phẩm gây đầy hơi: Các loại đậu, bắp cải, nước có gas có thể gây tích tụ khí trong bụng, cản trở quá trình siêu âm của bác sĩ.
            • Chất kích thích: Cà phê, trà đặc, rượu bia có thể làm thay đổi huyết áp và ảnh hưởng đến xét nghiệm máu.
            • Đồ ăn quá nhiều đường hoặc dầu mỡ: Có thể tác động đến kết quả xét nghiệm đường huyết và mỡ máu nếu được chỉ định.

            Dù khám thai lần đầu không yêu cầu nhịn ăn nhưng ở những lần khám tiếp theo, nếu bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra đường huyết hoặc các chỉ số quan trọng khác, mẹ bầu có thể cần nhịn ăn từ 8-12 giờ trước khi xét nghiệm. Vì vậy, nếu không chắc chắn, mẹ nên hỏi trước bác sĩ để có sự chuẩn bị phù hợp.

            kham-thai-lan-dau-co-can-nhin-an-2

            Khám thai lần đầu có cần nhịn ăn không?

            3. Khám thai lần đầu bao gồm những gì?

            Khám thai lần đầu là bước quan trọng để theo dõi sức khỏe của cả mẹ và bé, giúp bác sĩ xác định tình trạng thai kỳ và dự phòng các nguy cơ có thể xảy ra trong suốt quá trình mang thai. Lần khám thai đầu tiên bao gồm nhiều bước kiểm tra để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi và sức khỏe tổng quát của mẹ.

            Bước 1: Khai thác tiền sử bệnh lý của mẹ

            Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ cung cấp thông tin chi tiết về tiền sử bệnh lý, bao gồm các bệnh mãn tính, bệnh di truyền trong gia đình, những vấn đề sinh sản trong quá khứ, và các thói quen sinh hoạt như việc sử dụng chất kích thích. Những thông tin này sẽ giúp bác sĩ đưa ra những khuyến nghị phù hợp và dự đoán các nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ.

            Bước 2: Xác định dấu hiệu mang thai và tuổi thai

            Bác sĩ sẽ hỏi mẹ về dấu hiệu mang thai hiện tại như ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng và các triệu chứng nghi ngờ mang thai. Từ những thông tin này, bác sĩ sẽ tính toán tuổi thai và ước tính ngày dự sinh, giúp mẹ bầu lên kế hoạch khám thai định kỳ đúng thời gian.

            Bước 3: Kiểm tra sức khỏe tổng quát

            Bác sĩ sẽ thực hiện một kiểm tra sức khỏe tổng quát của mẹ bầu, bao gồm việc đo cân nặng, chiều cao, huyết áp, và kiểm tra các cơ quan như tim mạch, hệ hô hấp, và vùng bụng. Nếu cần, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra thêm khu vực xương chậu và cơ quan sinh sản của mẹ để phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.

            Bước 4: Làm các xét nghiệm cơ bản

            Ở lần khám này, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm cơ bản để kiểm tra sức khỏe của mẹ và bé. Các xét nghiệm thường bao gồm:

            • Xét nghiệm máu: Kiểm tra nhóm máu, thiếu máu và mức độ hormone HCG.
            • Xét nghiệm nước tiểu: Đánh giá tình trạng thận và các bệnh lý khác.
              Xét nghiệm bệnh lý: Kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục như viêm gan B, HIV, giang mai.
            • Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ: Nếu mẹ có nguy cơ mắc bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm này để phòng ngừa các biến chứng.

            Bước 5: Siêu âm thai nhi

            Siêu âm là một phần không thể thiếu trong khám thai lần đầu, giúp bác sĩ xác định vị trí của thai, kiểm tra xem thai đã làm tổ trong tử cung hay ngoài tử cung. Ngoài ra, siêu âm cũng giúp xác định tuổi thai chính xác hơn và lên lịch khám thai cho các lần tiếp theo. Đây cũng là cơ hội để mẹ bầu nhìn thấy hình ảnh đầu tiên của con yêu trong bụng.

            Bước 6: Tư vấn và giải đáp thắc mắc

            Cuối cùng, bác sĩ sẽ dành thời gian để tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của mẹ bầu về quá trình mang thai, chế độ dinh dưỡng, tập luyện, cũng như các vấn đề sức khỏe cần lưu ý. Mẹ bầu hãy chuẩn bị sẵn những câu hỏi để buổi khám trở nên hữu ích nhất.

            kham-thai-lan-dau-co-can-nhin-an-3

            Khám thai lần đầu bao gồm những gì?

            4. Những lưu ý khi chuẩn bị đi khám thai lần đầu cho mẹ bầu

            Khi chuẩn bị đi khám thai lần đầu, không ít mẹ bầu có những băn khoăn làm sao để quá trình khám diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ. Ngoài việc nắm rõ khám thai lần đầu có cần nhịn ăn không, mẹ bầu hãy lưu ý những điều sau: 

            • Chọn cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
            • Mặc trang phục thoải mái, rộng rãi như váy suông hoặc quần áo có độ co giãn, giúp mẹ dễ dàng di chuyển và tạo điều kiện tốt cho bác sĩ khi thực hiện kiểm tra.
            • Chuẩn bị danh sách câu hỏi liên quan đến sức khỏe của mình và thai nhi. Những thắc mắc như chế độ dinh dưỡng, chăm sóc thai kỳ, các dấu hiệu cần lưu ý, hay các xét nghiệm cần thực hiện sẽ được bác sĩ giải đáp đầy đủ, giúp mẹ yên tâm hơn trong hành trình mang thai.
            • Đảm bảo đầy đủ giấy tờ cần thiết như giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế (nếu có) và hồ sơ sức khỏe khi đến cơ sở khám bệnh.
            • Chú ý lưu giữ kết quả khám thai và mang theo trong các lần khám thai tiếp theo để giúp bác sĩ theo dõi tiến trình sức khỏe của mẹ và bé một cách liên tục và hiệu quả.

            Khám thai lần đầu là một bước quan trọng để đánh giá sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó, việc chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp quá trình khám diễn ra thuận lợi, mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái hơn và nhận được những tư vấn chính xác từ bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh.

            kham-thai-lan-dau-co-can-nhin-an-4

            Những lưu ý khi chuẩn bị đi khám thai lần đầu cho mẹ bầu

            5. Khám thai và siêu âm thai chất lượng cao tại Phòng khám 125 Thái Thịnh - Thai Thinh Medic

            Việc lựa chọn nơi khám thai uy tín là bước đầu tiên giúp mẹ bầu an tâm theo dõi thai kỳ một cách toàn diện. Với những mẹ đang tìm kiếm địa chỉ tin cậy tại Hà Nội, hãy đến ngay Phòng khám 125 Thái Thịnh – Thai Thinh Medic, đơn vị có uy tín lâu năm cùng chất lượng dịch vụ nổi bật trong chăm sóc và quản lý thai kỳ.

            Tại đây, mẹ bầu sẽ được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm. Không chỉ vậy, đội ngũ bác sĩ còn nổi bật bởi sự tận tâm, nhẹ nhàng, luôn lắng nghe và tư vấn kỹ lưỡng cho mẹ bầu.

            Đặc biệt, Phòng khám 125 Thái Thịnh đầu tư hệ thống máy móc hiện đại chuẩn quốc tế, bao gồm máy siêu âm 2D, 4D, 5D, thiết bị theo dõi tim thai, máy soi cổ tử cung và nhiều thiết bị hỗ trợ khác. Nhờ đó, việc siêu âm và kiểm tra thai nhi đạt độ chính xác cao, hỗ trợ kịp thời việc phát hiện các bất thường (nếu có) trong thai kỳ.

            Ngoài ra, không gian khám được thiết kế hiện đại, riêng tư và thân thiện, kết hợp với quy trình phục vụ nhanh chóng, chuyên nghiệp, tạo cảm giác thoải mái và yên tâm cho khách hàng. Chi phí tại phòng khám được niêm yết minh bạch, hợp lý, giúp mẹ bầu an tâm khi đến thăm khám.

            Hãy đến ngay Phòng khám 125 Thái Thịnh để được chăm sóc và đồng hành với dịch vụ chất lượng cao suốt thai kỳ mẹ bầu nhé!

            kham-thai-lan-dau-co-can-nhin-an-5

            Khám thai và siêu âm thai chất lượng cao tại Phòng khám 125 Thái Thịnh - Thai Thinh Medic

            Hy vọng bài viết đã giúp mẹ bầu giải đáp được thắc mắc khám thai lần đầu có cần nhịn ăn không và chuẩn bị tốt nhất cho hành trình làm mẹ. Đừng quên theo dõi thai kỳ định kỳ và lựa chọn cơ sở y tế chất lượng để đảm bảo hành trình mang thai khỏe mạnh, an toàn mẹ nhé!

            Share