Ngay từ những tuần đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu nên tìm hiểu và nắm rõ các mốc khám thai quan trọng. Việc hiểu rõ các mốc khám thai giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi. Thông qua những lần khám thai định kỳ sẽ giúp các bác sĩ tầm soát dị tật thai nhi để có phương án điều chỉnh và can thiệp kịp thời, tránh rủi ro và nâng cao chất lượng thai sản.
Lưu ngay các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu không nên bỏ lỡ
Trong hành trình làm mẹ, khám thai định kỳ là một phần không thể thiếu. Ngoài việc chú trọng bổ sung dưỡng chất dồi dào, cung cấp Vitamin cho mẹ và bé thì mẹ bầu cũng cần lưu ý các mốc khám thai quan trọng. Các mốc thời gian này giúp mẹ theo dõi được tốc độ phát triển của thai nhi, các vấn đề về sức khỏe cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Suốt 40 tuần mang thai mẹ sẽ yên tâm hơn khi thực hiện đúng lịch khám thai định kỳ.
Mốc khám thai đầu tiên ở tuần thứ 6- 8
Tuần thứ 6- 8 là mốc khám thai quan trọng giúp mẹ xác định mình đã mang thai hay chưa và thai đã làm tổ trong tử cung hay chưa. Ngoài việc siêu âm thai, mẹ cũng nên thực hiện một số xét nghiệm máu và nước tiểu theo chỉ định của bác sĩ.
Lịch khám thai tuần 6- 8 đặc biệt quan trọng giúp phát hiện mang thai ngoài tử cung hoặc các bất thường trong giai đoạn đầu. Đặc biệt đối với những mẹ bầu có tiền sử sảy thai, thai lưu hoặc có bệnh lý nền.

Tuần 6- 8 là mốc khám thai quan trọng mẹ bầu nên nhớ
Lịch khám thai tuần 11- 13
Một trong 3 mốc khám thai quan trọng nhất, phải kể đến là từ tuần 11- 13. Trong giai đoạn này mẹ có thể thực hiện kiểm tra độ mờ da gáy giúp đánh giá nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down. Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để kiểm tra hình thái và xác định tuổi thai, thực hiện xét nghiệm double test.
Khám thai từ tuần 11- 13 cung cấp thêm thông tin bảng chỉ số siêu âm thai nhi theo tuần, để đưa ra quyết định phù hợp cho suốt thai kỳ, tầm soát dị tật bẩm sinh sớm.

Mẹ đừng quên tuần 11- 13 là một trong các mốc khám thai quan trọng nhất
Khám thai tuần 16- 18
Các mốc khám thai quan trọng không thể bỏ qua tam cá nguyệt thứ 2 (từ tuần 16- 18). Mẹ bầu được chỉ định siêu âm để kiểm tra tốc độ phát triển của thai nhi, chỉ số CLR trong siêu âm thai, chiều dài xương đùi, vòng đầu, tim thai và cột sống.
Trong tam cá nguyệt thứ 2, thai nhi bắt đầu hình thành đầy đủ các cơ quan nội tạng. Vì thế mẹ cần kiểm tra để có thể phát hiện một số dị tật bẩm sinh nếu có. Ngoài ra, mẹ cũng cần thực hiện thêm xét nghiệm triple test nếu chưa thực hiện double test ở lần khám thai trước nhằm xác định các dị tật bẩm sinh ở ống thần kinh.

Tuần thai 16- 18 dễ dàng phát hiện dị tật bẩm sinh ở ống thần kinh
Các mốc khám thai quan trọng ở tuần 22- 24
Tuần thứ 22- 24 là mốc khám quan trọng, vì mẹ đã có thể siêu âm hình thái của thai nhi, đánh giá chính xác cấu trúc tim, não, xương, một số cơ quan nội tạng của bé. Thông qua những hình ảnh này, bác sĩ có thể xác định được phần lớn các dị tật bẩm sinh nếu có. Thời điểm này mẹ cũng nên xét nghiệm dung nạp glucose để phòng ngừa tiểu đường thai kỳ.

Tuần 22- 24, các cơ quan nội tạng phát triển và hoàn thiện
Mốc khám thai từ tuần 36 trở đi
Từ tuần 36 trở đi mẹ nên khám định kỳ theo tuần để theo dõi và phát hiện kịp thời các tình trạng bất thường của lượng nước ối và thai nhi. Giai đoạn này các bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho mẹ chọn phương pháp sinh thường hay sinh mổ chủ động. Mẹ bầu cũng nên chuẩn bị hồ sơ sinh và nhận biết các dấu hiệu của chuyển dạ.

Từ tuần thai 36, mẹ cần đưa ra lựa chọn phương pháp sinh phù hợp
Những lưu ý khi đi khám thai định kỳ mẹ bầu nên nhớ
Việc nhớ rõ được các mốc khám thai quan trọng giúp mẹ bầu chủ động hơn trong thai kỳ. Đi khám thai định kỳ, mẹ nên nhớ một số lưu ý sau:
- Ghi nhớ lịch khám theo chỉ định của bác sĩ, không nên đi khám thai quá nhiều lần nếu không cần thiết.
- Nên ăn nhẹ trước khi đi khám thai, tuy nhiên, nếu mẹ cần thực hiện xét nghiệm đo đường huyết thì nên nhịn ăn trước khi xét nghiệm.
- Mang theo hồ sơ khám thai cũ nếu có giúp các bác sĩ đánh giá chuẩn xác hơn quá trình phát triển của thai nhi.
- Lựa chọn trang phục thoải mái khi đi khám thai giúp thuận lợi hơn khi cởi đồ, đặc biệt là những tháng cuối của thai kỳ.
- Chuẩn bị những câu hỏi cho bác sĩ vì mỗi lần khám thai là một lần mẹ được bác sĩ tư vấn, trao đổi các dấu hiệu lạ, kể cả chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ.
- Nên có tâm lý thoải mái, không cần lo lắng quá mức.

Tâm lý thoải mái giúp mẹ khỏe, bé phát triển toàn diện trong cả thai kỳ
Mẹ bầu nên chủ động ghi nhớ những mốc khám thai quan trọng vì đây không chỉ là cách để theo dõi sự phát triển của bé mà còn bảo vệ sức khỏe cho mẹ.
THAI THINH MEDIC có các dịch vụ thăm khám sản- phụ khoa, siêu âm thai và trung tâm xét nghiệm, giúp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mẹ bầu và thai nhi. Với đội ngũ bác sĩ uy tín, tận tâm, THAI THINH MEDIC đồng hành cùng mẹ và bé, giúp thai kỳ thêm khỏe mạnh và an toàn.
Mọi thắc mắc cần hỗ trợ, giải đáp, hãy liên hệ ngay tới HOTLINE: 097 288 1125 hoặc 0243 853 5522.