125 Thái Thịnh
Chuyên khoa
    Dịch vụ
      Bác sĩ
        Tin tức
          Hỏi đáp chuyên gia
            Chăm sóc và phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ nhỏ

            Chăm sóc và phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ nhỏ

            THAI THINH MEDIC
            30/12/2021

            Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài ra phân lỏng hoặc toé nước ít nhất 3 lần/ 24 giờ. Tiêu chảy có thể gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng, đe dọa tính mạng chỉ trong thời gian ngắn. Cần cho trẻ đi khám bác sĩ nếu thấy trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu, buồn ngủ, tiểu ít, khô miệng và khô da. Thai Thinh Medic xin chia sẻ thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ nhỏ.

            Thế nào là trẻ đi phân bình thường ?

            Khối lượng, tần suất và độ đặc bình thường của phân thay đổi tùy theo độ tuổi, cân nặng và chế độ ăn của trẻ.

            Về tần suất, trẻ sơ sinh đi ngoài từ 3 - 7 lần/ ngày là bình thường, thay đổi tùy thuộc vào chế độ ăn của trẻ (trẻ bú mẹ thường đi phân nhiều lần hơn so với trẻ bú sữa công thức). Trẻ nhũ nhi, trẻ mới biết đi và trẻ em thường đi ngoài từ 1-2 lần/ ngày.

            Về độ đặc và màu sắc, trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ đang bú mẹ, thường đi ngoài ra phân mềm, có thể có màu vàng, xanh lá cây hoặc nâu, và / hoặc có vẻ như chứa hạt hoặc những cục sữa đông nhỏ.

            Tại sao trẻ bị tiêu chảy

            - Do thức ăn vệ sinh kém:

            + Cho trẻ ăn thức ăn bị ôi thiu, thức ăn không được bảo quản tốt để ruồi nhặng bậu vào

            + Không rửa tay trước khi cho trẻ ăn

            + Dụng cụ cho trẻ ăn không được rửa sạch như : bát, đĩa, cốc, chén, bình sữa, núm vú giả

            - Do một số nguyên nhân khác:

            + Trẻ bị thiếu men gây rối loạn tiêu hóa

            + Tác dụng phụ của kháng sinh gây ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột trẻ

            + Thực hành ăn dặm chưa đúng cách: cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn lạ trong một lúc.

            cham-soc-va-phong-ngua-tieu-chay-o-tre-nho-1

            Trẻ em có thể bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân khác nhau

            Dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ nhỏ

            - Tiêu chảy kèm sốt

            - Tiêu chảy có máu

            - Dấu hiệu mất nước: trẻ khát nhiều (uống nước háo hức), môi lưỡi khô, khóc không có nước mắt, li bì, mệt lả, mắt trũng

            - Trẻ không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong hơn vài giờ ở trẻ sơ sinh và hơn tám giờ ở trẻ nhỏ.

            - Nôn nhiều, lặp đi lặp lại

            - Đau bụng từng cơn hoặc dữ dội

            - Không tốt lên sau 2 ngày điều trị

            Chăm sóc trẻ tiêu chảy tại nhà

            - Bù nước, điện giải: Pha 1 gói Oresol vào 1 lít nước đun sôi để nguội, cho trẻ uống theo nhu cầu, uống khi khát (nếu trẻ nôn, uống ít một), cần lắc đều trước khi cho trẻ uống. Dung dịch đã pha chỉ sử dụng trong vòng 24 giờ. Bổ sung thêm nước cho trẻ sau mỗi lần đi ngoài:

                + Trẻ dưới 2 tuổi: uống 50 – 100 ml Oresol sau mỗi lần đi ngoài

                + Trẻ 2 – 10 tuổi: uống 100 – 200 ml Oresol sau mỗi lần đi ngoài

                + Trẻ > 10 tuổi: uống Oresol đến hết khát sau mỗi lần đi ngoài

            - Trẻ đang bú mẹ nên tiếp tục bú mẹ trừ khi được bác sĩ hướng dẫn khác.

            - Cho trẻ ăn chế độ bình thường, bao gồm các loại tinh bột (như gạo, lúa mì, khoai tây,…), thịt nạc, sữa chua, trái cây, rau; hạn chế thực phẩm giàu chất béo sẽ gây khó hấp thu. Không nên bắt trẻ nhịn ăn dẫn đến hạ đường huyết, cơ thể suy nhược và thiếu ăn dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng.

            - Cho trẻ ăn nhiều bữa một ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường.

            - Hầu hết trẻ bị tiêu chảy đều dung nạp được các sản phẩm sữa bò nguyên chất, không cần thiết phải pha loãng hoặc ngừng sữa, trừ trường hợp trẻ bị dị ứng với sữa bò.

            cham-soc-va-phong-ngua-tieu-chay-o-tre-nho-2

            Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà cần chú ý các biện pháp giúp giảm triệu chứng, ngăn ngừa mất nước và tránh các biến chứng

            Phòng ngừa

            - Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và tiếp tục cho trẻ bú mẹ cho đến khi trẻ được hai tuổi.

            - Rửa tay sạch với xà phòng trước khi cho trẻ ăn và trước khi chế biến thức ăn.

            - Bảo quản thức ăn sạch sẽ, tránh bị ôi thiu. Nước nên được đun sôi lăn tăn trong ít nhất 5 phút là tốt nhất để chuẩn bị thức ăn và đồ uống cho trẻ nhỏ.

            - Tiêm chủng: WHO khuyến cáo nên tiêm vaccine Rota cho trẻ sơ sinh để phòng ngừa tiêu chảy

            cham-soc-va-phong-ngua-tieu-chay-o-tre-nho-3

             

            Share