Khám phụ khoa là một bước vô cùng quan trọng giúp chị em phụ nữ có thể kiểm tra toàn diện sức khỏe sinh sản. Thông qua việc đi khám phụ khoa sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm các bệnh lý ở tử cung, buồng trứng, viêm nhiễm phụ khoa,.... Từ đó, đưa ra phương án hỗ trợ kịp thời, không chỉ cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mà còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho chị em trước khi mang thai và cả sau sinh.
Trong bài viết này, các chuyên gia đến từ phòng khám THAI THINH MEDIC sẽ cung cấp những kiến thức chuyên sâu về quy trình khám phụ khoa, những điều cần lưu ý khi khám phụ khoa định kỳ mà chị em không nên bỏ qua.
Khám phụ khoa là gì?
Khám phụ khoa là khám gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều chị em khi đi khám phụ khoa lần đầu. Khám phụ khoa là quy trình kiểm tra tổng quát và chuyên sâu các cơ quan sinh dục phụ nữ.
Đi khám phụ khoa là phần thiết yếu, giúp chăm sóc sức khỏe sinh sản, phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa như viêm nhiễm, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung hay rối loạn nội tiết. Chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ chứ không cần đợi có dấu hiệu nên đi khám phụ khoa.
Quy trình khám phụ khoa bao gồm khám âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng. Khám phụ khoa không chỉ giúp phát hiện bệnh lý kịp thời mà còn giúp các chuyên gia đưa ra những tư vấn kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc tiền sản và tầm soát ung thư cổ tử cung hiệu quả hơn.

Khám phụ khoa là khám tổng quát và chuyên sâu cơ quan sinh dục của nữ giới
Khi nào nên đi khám phụ khoa?
Nhiều chị em phụ nữ có suy nghĩ chỉ đi khám sản phụ khoa khi có dấu hiệu quả bệnh. Đây là một suy nghĩ sai lầm, vì việc phòng ngừa hoặc phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị. Thay vào đó, chị em hãy đi khám phụ khoa định kỳ. Đây là cách bảo vệ sức khỏe sinh sản hiệu quả được các chuyên gia khuyến cáo.
- Chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản: Dù đã quan hệ tình dục hay chưa, bạn cũng đều có thể đi khám phụ khoa. Khi đó, các bác sĩ sẽ tư vấn sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản và khuyến cáo tiêm phòng HPV,...
- Phụ nữ trước khi kết hôn hoặc mang thai: Để đánh giá tổng thể cơ quan sinh sản, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong thai kỳ.
- Dấu hiệu bất thường: Khi khí hư bất thường, có mùi, ngứa rát, sưng đau, chảy máu hoặc có vết loét bất thường ở vùng kín,... đều nên đi khám phụ khoa.
- Kinh nguyệt không đều: Chị em gặp tình trạng mất kinh, rong kinh, đau bụng dữ dội,... cũng là dấu hiệu cảnh báo bất thường do rối loạn nội tiết hoặc các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.
- Sau khi sinh hoặc sảy thai: Các bác sĩ sẽ kiểm tra tổn thương, nhiễm trùng hoặc theo dõi quá trình phục hồi của cơ thể.
- Phụ nữ trong độ tuổi tiền, mãn kinh: Để theo dõi nội tiết, phòng u xơ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, lạc nội mạc tử cung, ...
- Người có tiền sử bệnh phụ khoa: Nên đi khám phụ khoa định kỳ để tránh bị tái phát.
- Người đang dùng các biện pháp tránh thai lâu dài: Như đặt vòng tránh thai, que tránh thai,... để theo dõi tác dụng phụ và điều chỉnh kịp thời.
- Khám phụ khoa định kỳ: Nên đi khám phụ khoa 6- 12 tháng/ lần, ngay cả khi không có dấu hiệu bất thường.

Bạn có thể đi khám phụ khoa ngay khi bước vào giai đoạn dậy thì
Khám phụ khoa là khám những gì?
Khám phụ khoa gồm những gì? Quy trình khám phụ khoa cơ bản sẽ gồm 4 bước. Bao gồm khám lâm sàng, khám bằng dụng cụ chuyên khoa, siêu âm phụ khoa, thực hiện các xét nghiệm cần thiết,....
Khám lâm sàng
Khám lâm sàng là bước quan trọng, các bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh của bạn, chu kỳ kinh nguyệt, bạn đã quan hệ tình dục hay chưa, các dấu hiệu bất thường ở vùng kín,.... Sau đó tiến hành khám bên ngoài:
- Khám vùng kín như quan sát màu sắc, tổn thương, dấu hiệu viêm nhiễm,...
- Kiểm tra tuyến vú để phát hiện khối u hay bất thường, tầm soát ung thư vú,….
- Đánh giá hoạt động tình dục, thói quen sinh hoạt, vệ sinh để đưa ra tư vấn phòng ngừa các bệnh phụ khoa.

Bước đầu tiên khi đi khám phụ khoa là cung cấp thông tin cá nhân cho nhân viên y tế
Khám bên trong với dụng cụ chuyên khoa
Sau khi khám ngoài, các bác sĩ sẽ tiến hành khám chuyên sâu. Qui trình đi khám phụ khoa ở bước này sẽ tùy thuộc vào thông tin trao đổi ở bước trước. Nếu chị em chưa quan hệ tình dục, các bác sĩ sẽ thực hiện cách khám khác biệt với các chị em đã quan hệ tình dục.
- Với người đã quan hệ tình dục sẽ sử dụng mỏ vịt để quan sát cổ tử cung, âm đạo.
- Kiểm tra bất thường ở khí hư, khối u, các thương tổn, viêm loét
- Lấy dịch âm dạo để xét nghiệm vi khuẩn, nấm, trùng roi,... làm phiến đồ âm đạo phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.

Mỏ vịt chỉ được sử dụng với những người đã có QHTD
Siêu âm phụ khoa
Có 2 hình thức siêu âm phụ khoa phổ biến, đó là siêu âm đầu dò và siêu âm qua thành bụng. Tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm đầu dò hay ổ bụng.
- Siêu âm đầu dò cho kết quả chính xác về tử cung, buồng trứng, dị tật tử cung, nang buồng trứng,... thực hiện cho phụ nữ đã quan hệ tình dục.
- Siêu âm thành bụng: Áp dụng cho chị em chưa quan hệ tình dục.

Siêu âm đầu dò hoặc ổ bụng tùy theo chỉ định của bác sĩ
Xét nghiệm liên quan
Tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm hay không. Thường, khi khám phụ khoa chị em sẽ thực hiện xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, xét nghiệm tiền mãn kinh, .... Trong đó:
- Xét nghiệm máu: Phát hiện nhiễm trùng, thiếu máu, các vấn đề về nội tiết.
- Xét nghiệm nước tiểu: Phát hiện viêm đường tiết niệu,...
- Test HPV: Kiểm tra nguy cơ ung thư cổ tử cung
- Xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục như: lậu, giang mai, HIV, Chlamydia,...

Một số mẫu xét nghiệm có thể lấy trong quá trình thăm khám phần phụ
Những điều cần lưu ý khi khám phụ khoa
Khi khám sản phụ khoa, bạn cần lưu ý những điểm dưới đây để có được kết quả thăm khám chính xác và hiệu quả:
- Trước khi thăm khám phụ khoa, kiêng quan hệ tình dục ít nhất 48 giờ để các bác sĩ có thể quan sát rõ ràng và không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
- Không thụt rửa âm đạo hoặc dùng dung dịch vệ sinh có mùi mạnh, có thể gây mất cân bằng môi trường âm đạo.
- Không đặt thuốc âm đạo hoặc các sản phẩm âm đạo trong 48h trước khi khám.
- Nên mặc trang phục thoải mái, lưu ý đến các thông tin như chu kỳ kinh nguyệt, triệu chứng bất thường, tiền sử bệnh phụ khoa để trao đổi với bác sĩ.
- Khi thăm khám, nên có tâm lý thoải mái và chia sẻ thành thực với bác sĩ.
- Tuân thủ lịch tái khám theo chỉ định
- Duy trì thói quen vệ sinh vùng kín đúng cách
- Thay đổi những thói quen sinh hoạt chưa lành mạnh
- Nên lưu lại kết quả khám để có thông tin cho những lần thăm khám sau.

Hãy giữ tâm lý thoải mái khi đi khám phụ khoa
Khám phụ khoa không chỉ giúp kiểm tra sức khỏe định kỳ mà còn là cách bảo vệ sức khỏe sinh sản cho chị em phụ nữ. Dù bạn đang ở bước vào độ tuổi dậy thì hay chuẩn bị kết hôn, đang mang thai hay tiền mãn kinh thì mỗi giai đoạn cũng đều cần chăm sóc sức khỏe sinh sản đúng cách và kịp thời.
THAI THINH MEDIC là phòng khám đa khoa, cung cấp các gói khám sức khỏe sinh sản toàn diện, phù hợp cho mọi lứa tuổi. Chị em sẽ được thăm khám và hỗ trợ bởi các bác sĩ uy tín, giúp thăm khám và điều trị kịp thời, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ và các biện pháp kế hoạch hóa gia đình,....
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ HOTLINE: 097 288 1125 hoặc 0243 853 5522 để được hỗ trợ.