Khám thai lần đầu là cột mốc quan trọng, đánh dấu bước đầu trong hành trình mang thai của mẹ. Vậy mẹ bầu nên khám thai lần đầu khi nào? Lần đầu khám thai cần khám những gì và chi phí khám thai lần đầu tiên hết bao nhiêu tiền? Trong bài viết dưới đây, THAI THINH MEDIC sẽ cùng mẹ bầu đi tìm câu trả lời chính xác nhé!
Khám thai lần đầu khi nào?
Khi nào nên đi khám thai lần đầu là câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu, đặc biệt là với chị em lần đầu mang thai. Dưới đây là một số mốc thời gian mẹ có thể khám thai lần đầu:
- Chậm kinh từ 1- 2 tuần: Đây là thời gian lý tưởng giúp chị em xác định mình đã có thai hay chưa. Chậm kinh 1- 2 tuần tương đương với thai được khoảng từ 6- 8 tuần tuổi. Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm và xét nghiệm cần thiết.
- Có dấu hiệu bất thường: Nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường như đau bụng dưới, ra máu âm đạo, chóng mặt, buồn nôn,... mẹ cần đi khám thai lần đầu để xác định thai ngoài tử cung hoặc bị dọa sảy thai hay không.
- Mang thai nhờ hỗ trợ sinh sản: Với những chị em mang thai nhờ IUI, IVF hoặc các phương pháp hỗ trợ khác cần khám thai lần đầu sớm theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi quá trình làm tổ và phát triển của phôi thai.
- Tiền sử rủi ro trong thai kỳ: Như tiền sử sảy thai, thai lưu, các bệnh lý nền như cao huyết áp, tiểu đường,... mẹ bầu cũng nên đi khám thai sớm để phòng ngừa và theo dõi thai thường xuyên.
- Mẹ bầu có tâm lý lo lắng: Dù chưa xuất hiện các biểu hiện bất thường nhưng mẹ cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của thai nhi thì vẫn có thể đi khám thai sớm.

Khi nào nên đi khám thai lần đầu tiên?
Những hạng mục cần thực hiện khi đi khám thai lần đầu
Khi đi khám thai lần đầu, mẹ bầu sẽ thực hiện các bước như thông báo tiền sử bệnh lý, thực hiện siêu âm vị trí và tuổi của thai, thực hiện các xét nghiệm máu và nước tiểu,.... theo chỉ định của bác sĩ. Các hạng mục khám thai này cũng sẽ quyết định đến chi phí khám thai lần đầu.
Khai thác tiền sử bệnh lý và thai sản
Trong lần đầu đi khám thai, mẹ bầu sẽ được bác sĩ hỏi các thông tin về tiền sử bệnh cá nhân và gia đình. Những thông tin như các bệnh lý mãn tính (tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch, rối loạn tuyến giáp, bệnh truyền nhiễm,...). Với những mẹ bầu từng bị thai lưu, dọa sảy, sảy thai, sinh non hoặc có con bị dị tật,... cần cung cấp đầy đủ thông tin để bác sĩ đánh giá nguy cơ thai kỳ.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ hỏi về chu kỳ kinh nguyệt gần nhất, thời điểm quan hệ tình dục nghi ngờ thụ thai để đánh giá tuổi thai chính xác,.... Những thông tin này giúp bác sĩ lên kế hoạch theo dõi thai kỳ phù hợp, chỉ định làm các xét nghiệm sàng lọc dị tật bẩm sinh đúng thời điểm và tư vấn những điều cần lưu ý.

Khám thai lần đầu bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh của mẹ bầu và gia đình
Thực hiện siêu âm xác định vị trí và tuổi của thai
Thời điểm đi khám thai lần đầu mẹ sẽ được chỉ định siêu âm. Lần siêu âm này rất quan trọng, giúp xác định thai đã vào tử cung chưa, loại trừ nguy cơ thai ngoài tử cung. Siêu âm lần đầu còn giúp xác định số lượng thai, ước lượng tuổi thai.
Thông thường, khám thai lần đầu sẽ siêu âm ở tuần thai từ 6-8 sẽ quan sát được túi thai, phôi thai và tim thai. Nếu siêu âm có túi thai nhưng chưa thấy phôi thai thì mẹ cũng không cần quá lo lắng vì có thể tuổi thai của mình còn quá nhỏ để thấy rõ.
Thông qua siêu âm, bác sĩ có thể đo được chỉ số CRL- chiều dài đầu, mông để tính tuổi thai chính xác hơn. Nhờ vào chỉ số này để lên các mốc khám thai quan trọng tiếp theo. Trong đó có đo độ mờ da gáy, Double test, Triple test,...

Mẹ bầu được siêu âm thai để nhìn thấy túi, phôi và tim thai
Xét nghiệm máu và nước tiểu
Khám thai lần đầu mẹ còn được các bác sĩ chỉ định làm một số xét nghiệm cơ bản. Các xét nghiệm như nhóm máu, công thức máu, chức năng gan thận, đường huyết, xét nghiệm viêm gan B và các bệnh xã hội khác,.... Kết quả xét nghiệm giúp đánh giá tình hình sức khỏe tổng quát của mẹ bầu và các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Xét nghiệm nước tiểu giúp kiểm tra lượng đường, đạm, dấu hiệu nhiễm trùng tiết niệu,... mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải khi mang thai. Những chỉ số này giúp bác sĩ đưa ra hướng xử lý và lời khuyên phù hợp. Thông qua đó bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử lý kịp thời và đưa ra lời khuyên bổ sung dinh dưỡng như sắt, acid folic, canxi,... cho mẹ bầu.

Thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu
Các mốc khám thai tiếp theo mẹ bầu cần nhớ
Khi nào nên đi khám thai lần đầu tiên và các mốc khám thai sau đó thế nào? Sau lần khám thai đầu tiên, mẹ bầu nên nhớ các mốc khám thai quan trọng dưới đây:
- Tuần 11–13: Đây là mốc khám quan trọng đầu tiên sau lần khám thai đầu. Bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm đo độ mờ da gáy để tầm soát nguy cơ hội chứng Down, kết hợp xét nghiệm Double Test để đánh giá nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể.
- Tuần 16–18: Siêu âm kiểm tra sự phát triển của thai nhi, đo kích thước các phần cơ thể. Đồng thời, mẹ có thể làm Triple Test nếu chưa thực hiện Double Test trước đó.
- Tuần 20–22: Mốc siêu âm hình thái thai nhi quan trọng nhất. Bác sĩ sẽ đánh giá chi tiết các cơ quan trong cơ thể bé (tim, não, phổi, thận…) để phát hiện dị tật bẩm sinh nếu có.
- Tuần 24–28: Kiểm tra đường huyết để tầm soát đái tháo đường thai kỳ, xét nghiệm nước tiểu, công thức máu, tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên.
- Tuần 32–36: Theo dõi ngôi thai, nước ối, nhau thai. Xét nghiệm tổng quát, kiểm tra sức khỏe mẹ trước sinh.
- Tuần 36 trở đi: Khám mỗi tuần để theo dõi chuyển dạ, kiểm tra dấu hiệu sắp sinh, lựa chọn phương pháp sinh phù hợp và chuẩn bị cho cuộc vượt cạn.

Các mốc khám thai quan trọng mẹ cần nhớ
Mẹ cần chuẩn bị những gì khi đi khám thai lần đầu?
- Ghi nhớ ngày đầu kỳ kinh cuối: Đây là thông tin rất quan trọng để bác sĩ tính tuổi thai, dự kiến ngày sinh và xác định mốc siêu âm – xét nghiệm phù hợp. Nếu bạn có chu kỳ không đều, hãy chia sẻ với bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.
- Mang theo giấy tờ y tế liên quan: Bao gồm sổ khám bệnh, kết quả xét nghiệm hoặc đơn thuốc đang dùng (nếu có). Điều này giúp bác sĩ hiểu rõ tiền sử sức khỏe của mẹ, từ đó đưa ra chỉ định phù hợp.
- Liệt kê các dấu hiệu cơ thể gần đây: Như đau bụng, ra máu, buồn nôn nhiều hay mệt mỏi bất thường. Việc chia sẻ trung thực giúp bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng thai kỳ.
- Ghi chú câu hỏi cần hỏi bác sĩ: Chuẩn bị trước những điều còn lo lắng như chế độ ăn, uống Vitamin, vận động, làm việc… sẽ giúp buổi khám hiệu quả và yên tâm hơn sau khi ra về.
- Không cần nhịn ăn: Trừ khi cơ sở y tế yêu cầu làm xét nghiệm đặc biệt, mẹ bầu không cần phải nhịn ăn trước khi khám thai lần đầu. Tuy nhiên, nên ăn nhẹ và tránh đồ ăn khó tiêu.
- Chuẩn bị tâm lý thoải mái: Lần khám thai đầu tiên là cột mốc thiêng liêng, vì vậy hãy giữ tâm trạng thư giãn. Bạn có thể rủ người thân đi cùng để có thêm động lực và hỗ trợ tinh thần.
- Mặc trang phục rộng rãi, dễ chịu: Dù ở giai đoạn đầu, thai nhi còn rất nhỏ, mẹ vẫn mặc được trang phục như trước khi mang bầu. Tuy nhiên, khi đi khám thai, mẹ nên chọn những trang phục rộng rãi, thoải mái, giúp quá trình thăm khám diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Tâm lý thoải mái là điều quan trọng nhất
Khám thai lần đầu vô cùng quan trọng, giúp mẹ bầu xác định chính xác mình đã có thai và nắm bắt được tình trạng sức khỏe của thai nhi ngay từ những ngày đầu. Mẹ nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để thăm khám và được chăm sóc toàn diện ngay từ những bước đầu tiên trong hành trình mang thai.
THAI THINH MEDIC là phòng khám đa khoa với đội ngũ bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm, hệ thống thiết bị y tế hiện đại là địa chỉ uy tín có thể đồng hành cùng mẹ trong suốt thai kỳ. Để đặt các gói ưu đãi siêu âm và khám thai, hãy gọi HOTLINE 097 288 1125 hoặc 0243 853 5522 để được tư vấn.