Khám tiền thai sản là bước đầu tiên giúp các cặp vợ chồng sẵn sàng cho hành trình làm cha mẹ. Khám trước khi mang thai vô cùng quan trọng, giúp kiểm tra sức khỏe tổng quát, tầm soát các bệnh lý và tư vấn sinh sản, giúp chị em có một thai kỳ an toàn và thuận lợi. Vậy khám sức khỏe tiền thai sản sẽ khám những gì? Nếu bạn đang có ý định có con, hãy bắt đầu với các gói khám tiền thai sản được THAI THINH MEDIC gợi ý trong bài viết dưới đây.
Khám tiền thai sản là gì?
Khám tiền thai sản hay còn được gọi là khám trước khi mang thai, giúp kiểm tra sức khỏe tổng quát dành cho cả nam và nữ trước khi có kế hoạch mang thai. Khám sức khỏe tiền thai sản giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và nguy cơ có thể xảy ra với mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
Thông qua các kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và thời điểm mang thai thích hợp. Các cặp vợ chồng cũng có thể trao đổi với bác sĩ về những thắc mắc của mình để nhận lời khuyên tốt nhất.

Khám tiền thai sản được thực hiện khi các cặp đôi đang có kế hoạch sinh con
Các bước khám trước khi mang thai
Khám tiền sản khi mang thai là bước khám sức khỏe tổng quát quan trọng, được thực hiện cho cả nam và nữ đang có kế hoạch mang thai. Khi khám tiền thai sản, bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra tổng quát và chuyên sâu để đánh giá sức khỏe, thường là dành cho nữ giới. Dưới đây là các bước thăm khám và xét nghiệm thường được khám trước khi có thai:
- Khám sức khỏe tổng quát: Bác sĩ tiến hành đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, kiểm tra sức khỏe tim mạch, hô hấp,... để đánh giá thể trạng hiện tại có phù hợp để cặp đôi mang thai hay không.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm kiểm tra công thức máu, nhóm máu, đường huyết, chức năng gan- thận, xét nghiệm để phát hiện các bệnh truyền nhiễm như HIV, giang mai, viêm gan B,...
- Xét nghiệm nước tiểu: Để phát hiện sớm các vấn đề tại thận, đường tiết niệu, nhiễm trùng tiết niệu và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mang thai và thai kỳ.
- Khám phụ khoa: Khám trong, ngoài, soi cổ tử cung, xét nghiệm Pap Smear, siêu âm tử cung, buồng trứng,... để phát hiện viêm nhiễm phụ khoa, u xơ, polyp hay những bất thường tại cơ quan sinh sản.
- Xét nghiệm nội tiết: Các xét nghiệm nội tiết để đánh giá hormone sinh sản nữ FSH, LH, AMH, Prolactin,.. để kiểm tra khả năng rụng trứng và dự trữ buồng trứng ở nữ giới
- Xét nghiệm sàng lọc di truyền và miễn dịch: Phát hiện sớm các nguy cơ bệnh di truyền cho thai nhi hoặc khả năng miễn dịch với các bệnh nguy hiểm như Rubella, viêm gan B, HIV,....
- Tư vấn tiêm phòng: Sau khi có kết quả xét nghiệm miễn dịch mẹ bầu sẽ được tư vấn tiêm phòng Rubella, thủy đậu, cúm,... nếu chưa có kháng thể ở mẹ bầu.
- Tư vấn sinh sản: Bác sĩ sẽ trao đổi với cả vợ và chồng về thời điểm mang thai lý tưởng, tư vấn bổ sung acid folic, sắt, DHA,... giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Khám tổng quát, khám phụ khoa, siêu âm, xét nghiệm,… là các bước quan trọng để bác sĩ đưa ra tư vấn cho các cặp vợ chồng
Thời điểm đi khám tiền sản khi mang thai lý tưởng
Chọn đúng thời điểm để đi khám tiền thai sản giúp cho kết quả kiểm tra tốt nhất, giúp các cặp đôi chuẩn bị mang thai dễ dàng, đồng thời mẹ và thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh và an toàn trong suốt thai kỳ. Vậy đi khám sức khỏe tiền thai sản vào lúc nào?
- Trước khi mang thai 3- 6 tháng: Các cặp đôi nên đi khám trước khi mang thai khoảng 3- 6 tháng. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để thực hiện các xét nghiệm và tiêm phòng cần thiết và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt,... chuẩn bị cho việc mang thai.
- Khi có ý định sinh con: Nếu bạn có quyết định muốn có con, hãy đi khám tiền thai sản để phát hiện các vấn đề tiềm ẩn và có kế hoạch hỗ trợ kịp thời.
- Khi ngừng các biện pháp tránh thai: Sau khi ngừng các biện pháp tránh thai như thuốc tránh thai, vòng tránh thai, cấy que tránh thai,... cần có thời gian để cơ thể ổn định nội tiết. Bạn nên đi khám sức khỏe tiền thai sản để đánh giá khả năng sinh sản và được tư vấn mang thai đúng cách.
- Những người có tiền sử bệnh lý hoặc sảy thai: Với những chị em mắc các bệnh mãn tính hay có tiền sử sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung đều cần được thăm khám sớm để được theo dõi và tư vấn chuyên sâu hơn.

Nên đi khám trước khi mang thai từ 3- 6 tháng
Trước khi khám tiền thai sản cần chuẩn bị những gì?
Trước khi đi khám tiền thai sản, bạn nên chuẩn bị một số điều quan trọng dưới đây để buổi thăm khám diễn ra thuận lợi và cho kết quả chính xác nhất:
- Xác định thời điểm khám phù hợp: Chị em nên đi khám tiền thai sản sau khi sạch kinh từ 2- 5 ngày. Khi đó, thực hiện các xét nghiệm nội tiết cho kết quả chính xác nhất, siêu âm cũng cho hình ảnh rõ ràng, dễ quan sát và phát hiện bất thường.
- Nên nhịn ăn sáng nếu xét nghiệm máu: Một số xét nghiệm máu cần nhịn ăn từ 8- 12 giờ như tiểu đường, mỡ máu,...
- Vệ sinh vùng kín: Nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhưng không được thụt rửa sâu, không dùng dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa cao và có mùi.
- Mang theo hồ sơ thăm khám: Nếu chị em có bệnh nền, bị bệnh phụ khoa, rối loạn nội tiết hay có tiền sử sảy thai,... nên mang theo kết quả thăm khám cũ để bác sĩ có thể đánh giá toàn diện hơn.
- Liệt kê các thắc mắc cần hỏi: Nên chuẩn bị những câu hỏi dành cho bác sĩ trong quá trình tư vấn về sức khỏe của vợ chồng, sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng và vận động,...
- Tâm lý thoải mái: Nên giữ tâm lý thoải mái trước khi đi thăm khám.

Nên chuẩn bị những cân hỏi dành cho bác sĩ trước khi đi khám tiền thai sản
Câu hỏi thường gặp khi khám tiền sản trước khi mang thai
CÓ. Khám tiền thai sản là bước vô cùng quan trọng đối với các cặp vợ chồng đang có kế hoạch sinh con. Khám sức khỏe tiền thai sản giúp đánh giá tổng quát sức khỏe của cặp đôi để phát hiện sớm các bệnh lý gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai và an toàn của cả thai kỳ.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sẽ tư vấn tiêm phòng, bổ sung dinh dưỡng và điều chỉnh lối sống của cả bố và mẹ để tăng khả năng thụ thai, đảm bảo mẹ và thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Khám tiền thai sản có đau không?
Khám tiền thai sản không đau. Ở các bước khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm và siêu âm đều diễn ra rất nhẹ nhàng. Có một số hạng mục như khám phụ khoa hoặc lấy mẫu xét nghiệm có thể gây khó chịu cho chị em nhưng chúng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nên không quá nghiêm trọng.

Khám tiền sản không gây đau
Tôi có cần khám tiền thai sản nếu đã mang thai không?
Không. Nếu bạn đã mang thai thì không cần khám tiền thai sản mà hãy lựa chọn khám thai lần đầu và định kỳ theo từng giai đoạn mang thai. Với những chị em vừa biết mình mang thai và chưa từng thăm khám trước đó vẫn nên thực hiện một số xét nghiệm như khám tiền sản để đánh giá sức khỏe và tầm soát các bệnh lý nguy hiểm.
Khám tiền sản trước khi mang thai ở đâu uy tín?
Khám tiền thai sản là một gói khám quan trọng, vì vậy, bạn nên lựa chọn thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín như bệnh viện phụ sản, trung tâm y tế chuyên khoa sản,.... THAI THINH MEDIC là phòng khám đa khoa, nổi tiếng với khoa sản có các bác sĩ giàu kinh nghiệm và hệ thống máy móc xét nghiệm, siêu âm hiện đại.

THAI THINH MEDIC là phòng khám đa khoa uy tín
Khám tiền thai sản giúp mẹ chuẩn bị sẵn sàng cả về thể chất và tinh thần trước khi mang thai. Khám trước khi mang thai giúp mẹ chủ động phát hiện và xử lý sớm các vấn đề tiềm ẩn về sức khỏe, giúp thai kỳ nhẹ nhàng, khỏe mạnh cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ thăm khám tiền sản uy tín thì THAI THINH MEDIC là lựa chọn đáng tin cậy. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị đầu tư hiện đại, phòng khám là người đồng hành lý tưởng ngay từ những bước đầu trên hành trình làm mẹ.