125 Thái Thịnh
Chuyên khoa
    Dịch vụ
      Bác sĩ
        Tin tức
          Hỏi đáp chuyên gia
            5 Cách trị nghẹt mũi hiệu quả

            5 Cách trị nghẹt mũi hiệu quả

            THAI THINH MEDIC
            10/05/2025

            Nghẹt mũi là gì?

            Nghẹt mũi là cảm giác đầy, nặng ở mũi hoặc mặt, kèm theo chảy nước mũi hoặc chảy dịch xuống họng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghẹt mũi như cảm lạnh, cúm, hít phải các chất kích thích trong không khí như khói thuốc hay bụi bẩn. Tuy nhiên, đôi khi có thể không xác định được nguyên nhân gây chảy nước mũi. Trong những trường hợp này, bác sĩ thường gọi là viêm mũi không do dị ứng hoặc viêm mũi vận mạch.

            nghet-mui-2

            Nghẹt mũi là gì?

            Cách trị nghẹt mũi hiệu quả

            Bạn nên đi khám bác sĩ nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài hơn hai tuần. Ngoài ra, bạn có thể thử một số mẹo trị nghẹt mũi hiệu quả sau đây:

            Rửa mũi

            Rửa mũi bằng bộ dụng cụ rửa mũi có tác dụng làm loãng và loại bỏ dịch nhầy, từ đó giảm nghẹt mũi ngay lập tức. Bạn có thể mua các loại bình rửa mũi một cách dễ dàng tại các nhà thuốc/quầy thuốc. Ngoài ra, khi sử dụng các loại bình rửa mũi, bạn cần mua thêm các loại muối sinh lý rửa mũi hoặc tự pha tại nhà bằng cách pha một cốc nước ấm với một ít baking soda và nửa thìa cà phê muối. Nên rửa mũi 1 - 2 lần/ngày để có hiệu quả tốt nhất.

            Xông hơi

            Xông hơi bằng hơi nước nóng có thể làm loãng dịch nhầy và giúp chúng thoát ra khỏi mũi dễ dàng hơn. Để giảm nghẹt mũi nhanh hơn, bạn hãy đổ nước sôi vào một chậu hoặc bát tô lớn rồi trùm khăn lên đầu, cúi mặt gần nước và hít hơi nước. Nên lặp lại ba đến bốn lần một ngày.

            Súp gà

            Các món ăn lỏng ấm nóng như súp gà từ lâu đã được coi là một phương pháp chữa nghẹt mũi rất hiệu quả. Hơi nóng từ súp gà giúp làm loãng dịch nhầy và giảm cảm giác nghẹt mũi. Tuy nhiên, đây chỉ là cách giảm triệu chứng tạm thời và không thể điều trị dứt điểm tình trạng nghẹt mũi.

            Sử dụng thiết bị hỗ trợ

            Hiện nay một số nhà thuốc có bày bán một loại thiết bị điện sinh học, sử dụng dòng điện siêu nhỏ tác động lên các dây thần kinh để giúp giảm các triệu chứng viêm như đau đầu, đau nhức xoang mũi và nghẹt mũi khá tốt.

            Sử dụng các loại thuốc giúp làm thông mũi

            Viêm đường hô hấp trên gây giãn và sưng các mạch máu trong mũi, dẫn đến cản trở đường thở. Các loại thuốc có tác dụng co mạch như phenylephrine hoặc pseudoephedrine có tác dụng làm co mạch, nhờ vậy có thể giúp bạn hít thở dễ dàng hơn. Ngoài ra, các loại thuốc xịt thông mũi chứa các hoạt chất Steroid hoặc kháng Histamin H1 cũng có tác dụng tương tự. Tuy nhiên, cần lưu ý không sử dụng các loại thuốc này quá 4 - 5 ngày do có thể làm nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, một số thuốc có thể gây tác dụng phụ như bồn chồn hoặc cáu kỉnh.

            Bạc hà

            Bạc hà chứa thành phần hoạt chất chính là menthol, được coi là chất làm thông mũi tự nhiên, thậm chí có thể hỗ trợ làm làm loãng dịch nhầy trong ngực. Bạc hà là thành phần  thường thấy trong nhiều loại dầu xoa ngực và kẹo ngậm ho. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống trà bạc hà để giảm nghẹt mũi. Hãy ngâm 1 thìa cà phê lá bạc hà khô với nước sôi trong 10 phút. Uống mỗi lần 1 cốc, tối đa 5 lần mỗi ngày.

            nghet-mui-3

            Cách trị nghẹt mũi hiệu quả

            Các loại thuốc điều trị nghẹt mũi hiệu quả nhất

            Sử dụng thuốc là phương pháp hiệu quả nhất để giảm nghẹt mũi. Các loại thuốc thông mũi phổ biến bao gồm:

            • Thuốc xịt mũi: Oxymetazoline
            • Thuốc uống: Pseudoephedrine
            • Thuốc thông mũi kết hợp: thường kết hợp thuốc giảm đau, chống viêm hoặc thuốc kháng Histamin H1 với thuốc co mạch như Advil Cold and Sinus (ibuprofen và pseudoephedrine), Claritin-D(loratadine và pseudoephedrine), Tylenol Sinus Severe Congestion Daytime (acetaminophen, guaifenesin và pseudoephedrine), Zyrtec-D (cetirizine và pseudoephedrine),...
            nghet-mui-4

            Các loại thuốc điều trị nghẹt mũi hiệu quả nhất

            Điều trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh

            Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, bạn có thể áp dụng một số cách sau để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn:

            • Nhỏ vài giọt dung dịch nước muối sinh lý vào mỗi bên lỗ mũi để làm sạch dịch nhầy, sau đó dùng dụng cụ hút mũi bằng cao su và hút nhẹ.
            • Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc bế bé ngồi trong phòng tắm dưới vòi sen nước ấm.
            • Dùng tăm bông thấm nước ấm để lau sạch dịch mũi cho trẻ.
            nghet-mui-5

            Điều trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh

            Nên làm gì khi bị nghẹt mũi vào ban đêm?

            Nhiều tác nhân có thể gây nghẹt mũi vào cả ban ngày và ban đêm như:

            • Phấn hoa
            • Lông thú cưng
            • Bụi bẩn
            • Nấm mốc
            • Khói thuốc lá, khói bếp hoặc lò sưởi
            • Các sản phẩm tẩy rửa
            • Khí thải ô tô
            • Các sản phẩm có mùi thơm

            Ngoài ra, vào ban đêm, sự thay đổi lưu lượng máu khi bạn nằm cũng có thể khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên khó chịu hơn. Để hạn chế tình trạng này vào ban đêm, hãy kê gối cao để đường thở của bạn được thông thoáng hơn.

            nghet-mui-6

            Nên làm gì khi bị nghẹt mũi vào ban đêm?

            Nghẹt mũi kèm đau họng có sao không?

            Nghẹt mũi kèm đau họng có thể là triệu chứng của cảm lạnh thông thường, cúm hoặc COVID-19. Bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và kê thuốc điều trị. Ngoài ra, bạn nên nghỉ ngơi và uống đủ nước để cải thiện bệnh.

            Nghẹt mũi kèm đau đầu là bệnh gì?

            Nhiều bệnh lý có thể gây ra tình trạng nghẹt mũi kèm đau đầu như:

            • Viêm mũi - xoang
            • Cảm lạnh
            • COVID-19
            • Dị ứng
            • Mắc virus hợp bào hô hấp (RSV)
            • Nhiễm trùng tai
            • Đau nửa đầu
            • Polyp mũi

            Khi bị nghẹt mũi kèm đau đầu không rõ nguyên nhân, tốt nhất bạn hãy đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

            nghet-mui-7

            Nhiều bệnh lý có thể gây ra tình trạng nghẹt mũi kèm đau đầu

            Nguồn: https://www.webmd.com/cold-and-flu/5-ways-get-rid-stuffy-nose

            Share