Siêu âm đầu dò là giúp bác sĩ quan sát rõ hơn cơ quan sinh dục và tuyến tiền liệt, hỗ trợ phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, có không ít người lo lắng siêu âm đầu dò có đau không khi lần đầu thực hiện phương pháp này. Vậy thực tế khi siêu âm đầu dò có cảm giác thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau!
1. Siêu âm đầu dò là gì? Vai trò của siêu âm đầu dò
Siêu âm đầu dò là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh tiên tiến, giúp bác sĩ quan sát rõ các cơ quan bên trong vùng chậu. Không giống như siêu âm thành bụng thông thường, phương pháp này sử dụng một đầu dò nhỏ đưa vào âm đạo hoặc trực tràng để thu nhận hình ảnh chi tiết, hỗ trợ phát hiện sớm các bệnh lý và vấn đề bất thường khác.
Các loại siêu âm đầu dò phổ biến:
- Siêu âm đầu dò âm đạo: Áp dụng cho nữ giới, giúp kiểm tra tình trạng tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng và phát hiện các bệnh lý phụ khoa.
- Siêu âm đầu dò trực tràng: Thường được sử dụng để đánh giá tuyến tiền liệt, túi tinh, trực tràng và các tổn thương ở vùng tiểu khung. Ngoài ra, siêu âm đầu dò trực tràng cũng được áp dụng để đánh giá các bệnh lý sản phụ khoa ở nữ giới khi người bệnh không thể thực hiện siêu âm qua ngã âm đạo.
Siêu âm đầu dò được đánh giá là phương pháp có độ chính xác cao, giúp bác sĩ chẩn đoán nhiều bệnh lý và vấn đề bất thường, bao gồm:
Ở nữ giới:
- Kiểm tra sức khỏe sinh sản, phát hiện u nang buồng trứng, u xơ tử cung.
- Đánh giá tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, viêm vùng chậu.
- Xác định nguyên nhân chảy máu âm đạo bất thường, đau vùng bụng - chậu
- Xác định vị trí vòng tránh thai.
- Đánh giá nguyên nhân và hỗ trợ điều trị vô sinh.
- Hỗ trợ chẩn đoán và đánh giá tổn thương hoặc ung thư phụ khoa.
Ở phụ nữ có thai:
- Theo dõi thai kỳ sớm: Xác nhận có thai, theo dõi tim thai.
- Kiểm tra bất thường nhau thai, đánh giá nguy cơ sảy thai, thai ngoài tử cung.
Ở nam giới:
- Kiểm tra các bệnh lý tuyến tiền liệt như viêm, phì đại hoặc ung thư.
- Chẩn đoán các vấn đề liên quan đến túi tinh, ống dẫn tinh và xuất tinh.
- Đánh giá tình trạng viêm trực tràng, sa trực tràng hoặc ung thư trực tràng.
Tham khảo: Siêu âm đầu dò phát hiện bệnh gì?
Siêu âm đầu dò là một công cụ quan trọng trong y học, giúp theo dõi sức khỏe sinh sản và phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm. Nếu bạn đang có những triệu chứng bất thường hoặc cần kiểm tra sức khỏe định kỳ, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về phương pháp này.

Vai trò của siêu âm đầu dò
2. Siêu âm đầu dò có đau không?
Siêu âm đầu dò là một thủ thuật được cho là “nhạy cảm” do tác động lên những khu vực như âm đạo hay trực tràng. Do đó, không ít người lo lắng không biết siêu âm đầu dò có đau không.
Trên thực tế, siêu âm đầu dò không gây đau mà chỉ tạo cảm giác khó chịu nhẹ nếu thực hiện đúng kỹ thuật. Đầu dò siêu âm được thiết kế nhỏ gọn, có kích thước chỉ lớn hơn ngón tay một chút và nhỏ hơn mỏ vịt dùng trong khám phụ khoa, giúp hạn chế tối đa sự khó chịu khi đưa vào cơ thể. Bên cạnh đó, để đảm bảo quá trình siêu âm diễn ra thoải mái nhất có thể, đầu dò luôn được bọc bằng cao su y tế và bôi gel bôi trơn gốc nước giảm ma sát.
Tuy nhiên, mức độ cảm nhận của mỗi người là khác nhau. Một số trường hợp đi siêu âm đầu dò có thể cảm thấy đau nhẹ do:
- Người bệnh có cơ địa nhạy cảm hoặc quá căng thẳng, khiến cơ thành âm đạo hoặc trực tràng co thắt.
- Tay nghề bác sĩ thực hiện: có thể đau do bác sĩ ít kinh nghiệm hoặc thao tác chưa khéo léo.
- Đầu do chưa được bôi trơn đủ hoặc ít gel bôi trơn.
- Người bệnh có tình trạng viêm nhiễm phụ khoa hoặc trực tràng, ví dụ như lạc nội mạc tử cung hoặc thai ngoài tử cung,...
Đọc thêm: Tại sao đi siêu âm đầu dò về bị ra máu?

Siêu âm đầu dò có đau không?
3. Cách giảm khó chịu khi siêu âm đầu dò
Như vậy có thể thấy siêu âm đầu dò có đau không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên thường không đáng kể. Để giảm thiểu cảm giác khó chịu khi đi siêu âm đầu dò, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Giữ tâm lý thoải mái, hít thở sâu: Lo lắng quá mức có thể khiến cơ vùng chậu co cứng, làm tăng cảm giác khó chịu khi đầu dò được đưa vào. Hãy cố gắng thư giãn, hít thở chậm và sâu để giúp cơ thể thả lỏng, từ đó giảm bớt áp lực lên vùng được thăm khám.
- Thông báo với bác sĩ nếu thấy đau: Nếu cảm thấy đau hoặc quá khó chịu trong quá trình siêu âm, đừng ngần ngại báo ngay với bác sĩ. Họ có thể điều chỉnh thao tác, sử dụng thêm gel bôi trơn hoặc hướng dẫn bạn tư thế phù hợp hơn để giảm cảm giác khó chịu.
- Lựa chọn cơ sở y tế uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao: Tay nghề của bác sĩ là yếu tố quan trọng quyết định trải nghiệm của bạn khi siêu âm đầu dò. Một bác sĩ có kinh nghiệm sẽ thực hiện kỹ thuật nhẹ nhàng, đảm bảo quá trình diễn ra nhanh chóng, an toàn và ít gây khó chịu nhất. Vì vậy, hãy tìm đến các cơ sở y tế uy tín, nơi có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để yên tâm hơn khi thực hiện thủ thuật này.

Cách giảm khó chịu khi siêu âm đầu dò
4. Siêu âm đầu dò có nguy hiểm không?
Hiện nay, có nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh tiên tiến được áp dụng. Tuy nhiên, siêu âm đầu dò vẫn được áp dụng phổ biến hơn cả do dễ tiếp cận, giá cả phải chăng và không tiếp xúc với bức xạ. Ưu điểm của siêu âm đầu dò:
- Hình ảnh chi tiết, rõ nét: Giúp bác sĩ đánh giá chính xác cấu trúc bên trong các cơ quan vùng chậu.
- Không gây phơi nhiễm bức xạ: Khác với chụp X-quang hay CT scan, siêu âm đầu dò an toàn với cả phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, với phụ nữ mang thai, siêu âm đầu dò cũng không ảnh hưởng đến thai nhi vì đầu dò chỉ di chuyển quanh âm đạo chứ không đi sâu vào tử cung.
- Chi phí hợp lý: So với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác, siêu âm đầu dò có mức giá phải chăng và dễ tiếp cận.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện siêu âm đầu dò. Các trường hợp chống chỉ định thực hiện siêu âm đầu dò:
- Người bị viêm nhiễm nặng, có vết thương hở.
- Người bệnh bị rối loạn đông máu
- Người bệnh mắc các bệnh lý khác như tim mạch, hô hấp không đảm bảo điều kiện thực thủ thuật
- U hoặc viêm nhiễm gây hẹp trực tràng
- Người bị trĩ nội
- Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt
- Phụ nữ chưa quan hệ tình dục
- Người bị dị dạng bộ phận sinh dục

Siêu âm đầu dò có nguy hiểm không?
Nếu bạn đang gặp các vấn đề liên quan đến sản phụ khoa hay các cơ quan vùng chậu và muốn tìm một địa chỉ thăm khám đáng tin cậy, Phòng khám 125 Thái Thịnh - Thai Thinh Medic là lựa chọn hàng đầu dành cho bạn.
Vì sao nên chọn Thái Thịnh Medic?
- Đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm: Các bác sĩ tại trung tâm Siêu âm Thái Thịnh Medic có trình độ chuyên môn cao, đảm bảo thực hiện siêu âm nhẹ nhàng, chính xác, giúp khách hàng cảm thấy thoải mái nhất.
- Hệ thống trang thiết bị hiện đại: Máy siêu âm tiên tiến, cho hình ảnh sắc nét, hỗ trợ chẩn đoán nhanh chóng và hiệu quả.
- Dịch vụ chuyên nghiệp, riêng tư: Phòng khám có khu vực thăm khám riêng biệt, đảm bảo sự riêng tư tuyệt đối cho khách hàng. Quy trình đặt lịch hẹn nhanh chóng, không phải chờ đợi lâu.
- Chi phí hợp lý, công khai minh bạch: Cam kết không phát sinh chi phí bất hợp lý, giúp khách hàng yên tâm thăm khám mà không lo lắng về tài chính.
- Thời gian linh hoạt: Phòng khám hoạt động ngoài giờ hành chính, phù hợp với người bận rộn.
Đặt lịch khám ngay hôm nay tại Phòng khám 125 Thái Thịnh để được đội ngũ chuyên gia tư vấn và chăm sóc tận tình!
Trên đây là những giải đáp cho chủ đề siêu âm đầu dò có đau không và làm thế nào để giảm cảm giác khó chịu khi siêu âm đầu dò. Để có trải nghiệm thăm khám tốt nhất, bạn hãy giữ tâm lý thoải mái, chọn địa chỉ y tế chất lượng để thăm khám và luôn trao đổi với bác sĩ nếu có bất kỳ lo lắng nào nhé!