Siêu âm ổ bụng là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp kiểm tra sức khỏe giúp bác sĩ quan sát rõ các cơ quan bên trong cơ thể. Bằng cách sử dụng sóng siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường tại gan, mật, thận, tụy, tử cung, buồng trứng,.... Vậy siêu âm ổ bụng là gì? Quy trình thực hiện thế nào và khi nào được chỉ định siêu âm ổ bụng? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây cùng những điều cần lưu ý khi thực hiện siêu âm ổ bụng.
Siêu âm ổ bụng là gì?
Siêu âm ổ bụng là một thủ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn. Bằng việc sử dụng sóng siêu âm tần số cao, các bác sĩ có thể quan sát rõ ràng và phát hiện sớm các bệnh lý ở gan, mật, thận, tử cung, buồng trứng và tiền liệt tuyến ở nam giới. Siêu âm ổ bụng được thực hiện nhanh chóng, không xâm lấn, không gây đau, không dùng tia X nên rất an toàn và có thể thực hiện cho cả bà bầu và trẻ nhỏ.
Vậy siêu âm ổ bụng để làm gì? Thực hiện siêu âm ổ bụng hỗ trợ bác sĩ đánh giá cấu trúc và chức năng của các cơ quan nội tạng trong ổ bụng, từ đó đưa ra hướng điều trị kịp thời. Ngoài ra, siêu âm còn được chỉ định để theo dõi tiến triển bệnh mạn tính hoặc kiểm tra định kỳ trong các gói khám sức khỏe tổng quát. Đây là công cụ quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Siêu âm ổ bụng giúp chẩn đoán hình ảnh các cơ quan trong ổ bụng
Các trường hợp được chỉ định siêu âm ổ bụng
Siêu âm tổng quát ổ bụng giúp các bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác hơn các về chức năng của các cơ quan nội tạng trong ổ bụng. Thường được chỉ định trong các trường hợp:
- Đau bụng không rõ nguyên nhân: Đối với những cơn đau thường xuyên ở vùng hạ sườn, quanh rốn và vùng bụng dưới.
- Chướng bụng, đầy hơi kéo dài: Nguyên nhân có thể liên quan đến các bệnh lý về gan, mật, tụy hoặc đường tiêu hóa, ung thư đại trực tràng,…cần siêu âm để xác định bệnh lý.
- Đi tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt: Các dấu hiệu bất thường ở đường tiết niệu như sỏi thận, viêm bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt,...
- Nghi ngờ có khối u: Siêu âm ổ bụng giúp phát hiện các khối u tại gan, thận, u nang buồng trứng, u xơ tử cung,... từ giai đoạn sớm.
- Theo dõi bệnh gan mãn tính: Với người bệnh bị viêm gan B, C, gan nhiễm mỡ, xơ gan,... nên siêu âm ổ bụng định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe, giúp kiểm soát tiến triển bệnh.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Siêu âm ổ bụng cơ bản là một phần quan trọng trong gói khám sức khỏe tổng quát để đánh giá hoạt động của các cơ quan nội tạng.
- Sau các chấn thương vùng bụng: Để có thể đánh giá các tổn thương ở cơ quan nội tạng và quá trình phục hồi.
- Chị em phụ nữ có triệu chứng phụ khoa: Siêu âm ổ bụng được chỉ định trong trường hợp chị em bị rong kinh, rối loạn kinh nguyệt, đau vùng chậu, u phụ khoa,....
- Phụ nữ mang thai: Trong nhiều trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm thai bằng cách siêu âm ổ bụng để đánh giá tử cung hoặc phát hiện các bất thường.

Siêu âm ổ bụng có thể được chỉ định cả trong trường hợp đau bụng không rõ nguyên nhân
Chi tiết quy trình siêu âm ổ bụng
Quy trình siêu âm ổ bụng của Bộ Y tế được chia thành 3 bước, từ chuẩn bị trước khi siêu âm, quy trình kỹ thuật siêu âm ổ bụng và sau khi siêu âm. Các bước được thực hiện như sau:
Chuẩn bị trước khi siêu âm
- Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định nhịn ăn ít nhất 6 giờ trước khi thực hiện siêu âm ổ bụng. Vì việc nhịn ăn này sẽ giúp hạn chế hơi trong ruột, giúp hình ảnh siêu âm rõ nét, dễ đánh giá hơn.
- Trong một số trường hợp như siêu âm bàng quang, tử cung,... bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh uống nhiều nước và nhịn tiểu, giúp bàng quang căng lên, dễ quan sát.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để quá trình siêu âm ổ bụng diễn ra dễ dàng, thuận lợi.
- Mang theo kết quả siêu âm trước đó giúp so sánh và đánh giá kết quả.
- Nếu bạn đang dùng các loại thuốc hoặc gặp vấn đề về sức khỏe, hãy trao đổi với nhân viên y tế trước khi thực hiện siêu âm ổ bụng.

Trao đổi thông tin về sức khỏe với nhân viên y tế trước khi siêu âm
Quy trình kỹ thuật siêu âm ổ bụng
- Người bệnh nằm ngửa trên bàn siêu âm và để lộ vùng bụng.
- Bác sĩ tiến hành bôi gel siêu âm giúp đồ dò tiếp xúc với da tốt hơn, sóng siêu âm truyền hiệu quả hơn để cho kết quả rõ nét.
- Di chuyển đầu dò siêu âm trên bụng bệnh nhân qua các vùng khác nhau để quan sát gan, thận, lách, tụy, tử cung, buồng trứng, bàng quang, mật,...
- Quan sát hình ảnh trực tiếp trên màn hình hiển thị và các bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá về kích thước, hoạt động và phát hiện bất thường nếu có.
- Mỗi lần siêu âm ổ bụng chuyên sâu sẽ kéo dài khoảng 10- 15 phút tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người.

Quy trình siêu âm ổ bụng
Sau khi siêu âm
- Sau khi siêu âm, người bệnh sẽ lau sạch gel trên bụng và nghỉ ngơi vài phút.
- Nhận kết quả siêu âm ngay sau khi đó và có thể được bác sĩ giải thích nếu phát hiện bất thường.
Câu hỏi thường gặp khi siêu âm ổ bụng
Siêu âm ổ bụng có phát hiện bệnh ung thư không?
Trả lời:
Siêu âm ổ bụng là một thủ thuật quan trọng, có thể phát hiện được các khối bất thường tại các cơ quan nội tạng ở ổ bụng dù đó là u lành hay ác tính. Tuy nhiên, để xác định khối u có phải ung thư hay không, bạn cần thực hiện thêm các chỉ định khác của bác sĩ như xét nghiệm chuyên sâu: CT, MRI hoặc sinh thiết.
Vì vậy, siêu âm ổ bụng là bước cần thiết để phát hiện sớm các bất thường và giúp các bác sĩ đưa ra phương án phù hợp, kịp thời cho sức khỏe người bệnh.

Siêu âm ổ bụng có thể phát hiện các khối u bất thường
Siêu âm ổ bụng có cần nhịn ăn không?
Trả lời:
Siêu âm ổ bụng có cần nhịn ăn không? Câu trả lời là CÓ. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nhịn ăn trước khi siêu âm từ 6 tiếng trở lên. Việc nhịn ăn giúp kết quả siêu âm dễ quan sát hơn, tránh đầy hơi. Nếu bạn ăn trước khi siêu âm, hình ảnh có thể bị mờ, che khuất gây khó khăn trong việc chẩn đoán. Trường hợp siêu âm bàng quang, tử cung, bạn cần uống nhiều nước và nhịn tiểu trước khi siêu âm.
Phụ nữ mang thai có siêu âm ổ bụng được không?
Trả lời:
Siêu âm ổ bụng sử dụng sóng siêu âm tần số cao, không xâm lấn, không có tia X nên rất an toàn cho mẹ bầu và không ảnh hưởng đến thai nhi. Trong các trường hợp mẹ bầu khám thai, cần kiểm tra gan, thận, túi mật hoặc các cơ quan tiêu hóa,... sẽ được bác sĩ chỉ định siêu âm ổ bụng.

Siêu âm ổ bụng an toàn cho cả phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ
Nên siêu âm ổ bụng vào thời điểm nào trong ngày?
Trả lời:
Thời điểm tốt nhất để siêu âm đó là vào buổi sáng, khi bạn chưa ăn gì bụng sẽ rỗng và cho kết quả chính xác hơn. Nếu siêu âm vào chiều, tối, khi đó kết quả có thể bị mờ do trong hệ tiêu hóa có nhiều khí che lấp.
Siêu âm ổ bụng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không gây đau, rất an toàn và đem lại hiệu quả cao, giúp phát hiện sớm những bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn.

Nên nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi siêu âm
Thực hiện siêu âm ổ bụng đòi hỏi bác sĩ chuyên khoa, có nhiều kinh nghiệm để đưa ra chẩn đoán chính xác. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín để siêu âm ổ bụng thì THAI THINH MEDIC là lựa chọn lý tưởng.
Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại, quy trình thăm khám nhanh- gọn cùng mức giá phải chăng, phòng khám đa khoa Thái Thịnh mang đến cho quý khách dịch vụ y tế tận tâm và hiệu quả. Đặt lịch ngay hôm nay để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe sớm nhất thông qua số HOTLINE: 097 288 1125 hoặc 0243 853 5522.