125 Thái Thịnh
Chuyên khoa
    Dịch vụ
      Bác sĩ
        Tin tức
          Hỏi đáp chuyên gia
            Tìm hiểu cách tính cân nặng thai nhi trên siêu âm chuẩn khoa học

            Tìm hiểu cách tính cân nặng thai nhi trên siêu âm chuẩn khoa học

            THAI THINH MEDIC
            27/05/2025

            Mẹ bầu đi siêu âm thường nhận được thông tin về chiều dài, vòng bụng, và cân nặng thai nhi. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ cách tính cân nặng thai nhi trên siêu âm được thực hiện như thế nào. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây mẹ bầu nhé!

            1. Tại sao cần theo dõi cân nặng thai nhi liên tục qua siêu âm trong suốt thai kỳ?

            Theo dõi sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là cân nặng, là một trong những yếu tố then chốt để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong suốt hành trình mang thai. Cân nặng khi sinh của thai nhi là cơ sở quan trọng để bác sĩ tiên lượng các nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình sinh nở:

            • Thai quá nhỏ: Thai chậm phát triển trong tử cung và dễ bị sinh non, làm tăng nguy cơ bị ngạt ối, suy hô hấp, hạ đường huyết hoặc chậm phát triển khi sinh ra.
            • Thai quá lớn: Trẻ dễ bị kẹt trong quá trình sinh nở, chấn thương đám rối thần kinh cánh tay, chấn thương xương và ngạt thở trong khi sinh; mẹ có thể bị chấn thương như tách tầng sinh môn, băng huyết sau sinh hoặc tổn thương sàn chậu.

            Chính vì vậy, bác sĩ luôn phải chú ý đánh giá cân nặng thai nhi theo từng giai đoạn thai kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường và đưa ra chỉ định phù hợp: theo dõi sát, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, hoặc thậm chí là chỉ định sinh sớm để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé.

            Siêu âm được xem là phương pháp hiện đại, an toàn và đáng tin cậy để ước tính cân nặng thai nhi. Thông qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ có thể xác định được các chỉ số sinh học cụ thể như BPD (đường kính lưỡng đỉnh), AC (chu vi bụng), FL (chiều dài xương đùi)... để tính toán tương đối chính xác trọng lượng thai. Mặc dù vẫn tồn tại sai số nhất định, nhưng nhìn chung siêu âm cho phép bác sĩ đánh giá được xu hướng phát triển của thai nhi theo thời gian và từ đó có kế hoạch chăm sóc, theo dõi phù hợp. Đây là lý do vì sao các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên thăm khám và siêu âm đúng lịch – đặc biệt trong 3 tháng cuối – để đảm bảo bé yêu chào đời trong điều kiện an toàn nhất.

            cach-tinh-can-nang-thai-nhi-tren-sieu-am-1

            Tại sao cần theo dõi cân nặng thai nhi liên tục qua siêu âm trong suốt thai kỳ?

            2. Những cách tính cân nặng thai nhi trên siêu âm chuẩn khoa học

            Siêu âm là công cụ không thể thiếu trong hành trình theo dõi sự phát triển của thai nhi. Một trong những ứng dụng quan trọng nhất của kỹ thuật này chính là ước tính trọng lượng thai nhi – yếu tố quyết định đến nhiều khía cạnh trong kế hoạch sinh nở an toàn cho mẹ và bé. Mặc dù đây chỉ là phương pháp ước tính, nhưng nếu thực hiện đúng kỹ thuật và dựa trên các chỉ số đo chính xác, sai số thường dao động trong khoảng cho phép ±10% so với cân nặng thực tế, đủ để các bác sĩ có thể đưa ra đánh giá kịp thời và lựa chọn phương pháp sinh phù hợp.

            Sau đây là một số cách tính cân nặng thai nhi trên siêu âm được áp dụng phổ biến:

            2.1. Cách tính cân nặng thai nhi dựa trên số đo đường kính lưỡng đỉnh (BPD)

            Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) là khoảng cách giữa hai bên xương đỉnh của hộp sọ thai nhi. Đây là một trong những chỉ số được đo sớm và dễ nhận biết trên siêu âm thai kỳ, thường được áp dụng từ tuần thứ 13 trở đi. Dựa vào BPD trong siêu âm thai, trọng lượng thai nhi có thể được ước tính tương đối chính xác thông qua một trong hai công thức sau:

            Cân nặng thai (g) = [BPD (mm) – 60] x 100

            Hoặc: Cân nặng thai (g) = 88,69 x BPD (mm) – 5062

            Cả hai công thức đều đã được kiểm nghiệm lâm sàng và cho thấy mức độ tương quan khá chặt chẽ với cân nặng thật khi trẻ chào đời. Tuy nhiên, để đạt được độ chính xác cao, việc đo BPD cần được thực hiện đúng mặt cắt chuẩn và bởi các kỹ thuật viên có kinh nghiệm.

            Ví dụ minh họa:
            Nếu đường kính lưỡng đỉnh (BPD) của thai nhi đo được là 85mm, áp dụng công thức:

            • Cách 1: Cân nặng thai = (85 – 60) x 100 = 2.500 gam
            • Cách 2: Cân nặng thai = 88,69 x 85 – 5062 = 2.487,65 gam

            Như vậy, cân nặng ước tính của thai nhi vào thời điểm siêu âm là khoảng 2,5kg. Đây là mức trọng lượng khá lý tưởng ở cuối tam cá nguyệt thứ hai hoặc đầu tam cá nguyệt thứ ba.

            2.2. Cách tính cân nặng thai nhi dựa trên đường kính ngang bụng (TAD)

            Đường kính ngang bụng (Transverse Abdominal Diameter – TAD) phản ánh kích thước vòng bụng của thai nhi – một chỉ số quan trọng cho thấy khả năng dự trữ năng lượng và mức độ phát triển của các cơ quan nội tạng. TAD thường được đo trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba và có thể dùng để tính trọng lượng thai qua công thức:

            Cân nặng thai (g) = (7971 x TAD (mm)) / 100 – 4995

            TAD có xu hướng thể hiện rõ hơn tình trạng phát triển của thai, đặc biệt hữu ích khi nghi ngờ thai nhỏ hơn tuổi thai (IUGR). Tuy nhiên, cũng như BPD, kết quả đo TAD phụ thuộc vào chất lượng thiết bị và tay nghề của người thực hiện siêu âm.

            Ví dụ minh họa: Nếu chỉ số TAD đo được là 90mm, ta tính theo công thức Cân nặng thai = (7971 x 90) / 100 – 4995 = 2.179,9 gam. Như vậy, thai nhi có cân nặng ước tính vào khoảng 2,18kg.

            2.3. Cách tính cân nặng thai nhi dựa trên chỉ số chu vi vòng bụng (AC)

            Chỉ số AC (Abdominal Circumference) – chu vi vòng bụng của thai nhi – là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá sự phát triển thể chất của thai nhi trong tử cung. Khi kết hợp với các chỉ số như BPD (đường kính lưỡng đỉnh) và FL (chiều dài xương đùi), AC giúp bác sĩ ước lượng cân nặng thai nhi một cách toàn diện và sát với thực tế hơn.

            Một công thức tính cân nặng thai nhi phổ biến áp dụng chỉ số AC trong siêu âm thai:

            Cân nặng thai (g) = 1,07 × BPD × BPD × BPD × 0,3 × AC × AC × FL

            Sai số có thể dao động trong khoảng 10 - 15% tùy vào từng thai kỳ cụ thể và điều kiện siêu âm.

            Ví dụ minh họa:
            Một mẹ bầu có kết quả siêu âm với các chỉ số:

            • BPD = 8,6 cm
            • AC = 30,2 cm
            • FL = 6,8 cm

            Áp dụng vào công thức: Cân nặng thai nhi ≈ 1,27 kg.

            2.4. Cách tính cân nặng thai nhi dựa trên 3 số đo đường kính BPD, TAD và FL

            Một phương pháp khác được đánh giá là có độ chính xác cao, đó là kết hợp ba thông số siêu âm:

            • Chỉ số BPD (đường kính lưỡng đỉnh)
            • Chỉ số TAD (đường kính ngang bụng)
            • Chỉ số FL (chiều dài xương đùi)

            Công thức tính trọng lượng thai nhi như sau: 

            Pg (g) = 13,54 × BPD + 42,32 × TAD + 30,53 × FL – 4213,37

            Ví dụ minh họa:
            Giả sử chỉ số thai nhi đo được là:

            • BPD = 85 mm
            • TAD = 90 mm
            • FL = 70 mm

            Áp dụng công thức: Pg = 13,54 × 85 + 42,32 × 90 + 30,53 × 70 – 4213,37 = 2.883 gam. Với kết quả trên, thai nhi được ước tính nặng khoảng 2,88kg.

            cach-tinh-can-nang-thai-nhi-tren-sieu-am-2

            Những cách tính cân nặng thai nhi trên siêu âm chuẩn khoa học

            3. Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo từng tuần thai

            Bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi là công cụ quan trọng giúp theo dõi sự phát triển của bé qua từng giai đoạn. Dựa trên kết quả từ những cách tính cân nặng thai nhi trên siêu âm, mẹ có thể đối chiếu với bảng chuẩn để biết thai nhi có đang phát triển tốt hay không, từ đó có kế hoạch chăm sóc phù hợp hơn cho từng giai đoạn thai kỳ.

            Sau đây là bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo từng tuần thai (theo Tổ chức Y tế thế giới WHO). Cân nặng của thai nhi được xem là trong giới hạn phát triển bình thường khi nằm trong khoảng từ bách phân vị 10 đến 90. Khái niệm bách phân vị được sử dụng trong thống kê y học nhằm phản ánh vị trí của thai nhi so với chuẩn trung bình dân số ở cùng tuần tuổi. Ví dụ, nếu một em bé nằm ở bách phân vị thứ 20, điều đó đồng nghĩa với việc bé có trọng lượng thấp hơn 80% các thai nhi khác trong nhóm tuổi tương ứng.

            cach-tinh-can-nang-thai-nhi-tren-sieu-am-3

            Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo từng tuần thai (theo Tổ chức Y tế thế giới WHO).

            4.  Những yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của cân nặng thai nhi trên siêu âm

            Kết quả ước tính cân nặng thai nhi qua siêu âm tuy hữu ích nhưng vẫn có sai số. Có rất nhiều yếu tố có thể tác động đến độ chính xác của chỉ số này, bao gồm cả yếu tố kỹ thuật và yếu tố sinh học từ mẹ và bé như sau:

            • Tuổi thai
            • Tư thế thai nhi (nằm co, cuộn tròn hoặc cử động nhiều)
            • Tay nghề bác sĩ siêu âm
            • Chất lượng máy siêu âm
            • Giới tính thai nhi: Thai nhi nam thường nặng hơn thai nhi nữ ở cùng tuần tuổi.
            • Số lượng thai: Mẹ mang song thai hoặc đa thai thì mỗi bé thường có cân nặng thấp hơn so với chuẩn một thai.
            • Chế độ dinh dưỡng của mẹ: Mẹ ăn uống đầy đủ, khoa học sẽ giúp thai nhi phát triển tốt hơn, ngược lại nếu thiếu dưỡng chất, bé dễ bị nhẹ cân.
            • Tình trạng sức khỏe của mẹ: Các bệnh lý như tiểu đường thai kỳ, béo phì có thể khiến thai nhi lớn hơn bình thường. Ngược lại, cao huyết áp, tiền sản giật, nhiễm trùng, thiếu máu… có thể làm bé bị chậm phát triển.
            • Chiều cao và chỉ số BMI của mẹ: Mẹ có vóc dáng cao lớn, BMI cao thường sinh con nặng cân hơn so với mẹ nhỏ con. Ngoài ra, mẹ tăng cần nhiều cũng thường tỷ lệ thuận với cân nặng của thai nhi.
            • Số lần sinh: Thai phụ sinh con lần hai trở đi thường có thai nhi lớn hơn lần đầu.
            • Hoạt động thể chất: Mẹ có mức độ vận động hợp lý giúp tăng cường tuần hoàn sẽ hỗ trợ phát triển cân nặng thai nhi.
            cach-tinh-can-nang-thai-nhi-tren-sieu-am-4

            Những yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của cân nặng thai nhi trên siêu âm

            5. Mẹ bầu cần làm gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh và đủ cân?

            Để thai nhi phát triển toàn diện cả về cân nặng và chiều cao, mẹ bầu không chỉ cần theo dõi siêu âm định kỳ mà còn phải chủ động điều chỉnh lối sống và chế độ sinh hoạt hằng ngày. Sau đây là những việc mẹ nên làm:

            • Khám thai đúng lịch hẹn: Việc thăm khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ giúp theo dõi sát sao tốc độ tăng trưởng của thai nhi, đồng thời phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để can thiệp kịp thời.
            • Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng: Mỗi bữa ăn của  mẹ bầu cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất: tinh bột, đạm, chất béo tốt, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, mẹ nên bổ sung thêm sắt, canxi, axit folic, DHA… theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa để hỗ trợ quá trình hình thành não bộ và hệ xương cho bé.
            • Tập thể dục nhẹ nhàng: Các bài tập như đi bộ, yoga bầu hoặc bơi lội giúp cải thiện lưu thông máu, hỗ trợ thai nhi hấp thu dưỡng chất tốt hơn, đồng thời giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ cho mẹ.
            • Theo dõi các chỉ số siêu âm: Sau mỗi lần siêu âm, mẹ nên chủ động ghi chép lại các chỉ số quan trọng như cân nặng, chiều dài xương đùi, chu vi bụng… để dễ dàng theo dõi sự phát triển của thai nhi theo từng tuần. Tuy nhiên, cần nhớ rằng cân nặng chỉ là một phần trong bức tranh tổng thể. Nếu cân nặng của bé chênh lệch nhẹ so với bảng tiêu chuẩn thì mẹ không cần quá lo. Cơ địa, giới tính, thời gian mang thai… đều có thể ảnh hưởng đến chỉ số này. Quan trọng nhất là theo dõi sự tăng trưởng đều đặn của bé qua từng mốc thời gian. Mẹ bầu có thể tham khảo bác sĩ để được tư vấn một cách chi tiết nhất.
            cach-tinh-can-nang-thai-nhi-tren-sieu-am-5

            Mẹ bầu cần làm gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh và đủ cân?

            6. Theo dõi thai kỳ trọn vẹn cùng Thai Thinh Medic

            Phòng khám 125 Thái Thịnh là đơn vị y tế tư nhân uy tín, có gần 30 năm tham gia chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Nổi bật với chuyên khoa Sản phụ khoa và trung tâm Siêu âm chất lượng cao, giúp hàng ngàn mẹ bầu quản lý thai kỳ hiệu quả

            • Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn
            • Hệ thống máy móc hiện đại bậc nhất, hiện đã nâng cấp toàn bộ lên siêu âm thai 5D giúp theo dõi và sàng lọc bất thường, dị tật thai nhi hiệu quả nhất
            • Dịch vụ chuyên nghiệp, Quy trình thăm khám nhanh chóng giúp mẹ bầu thoải mái….

            Ngoài việc hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nghi và biết cách chăm sóc để bé yêu phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu cũng cần lựa chọn một địa chỉ y tế uy tín để đồng hành trong suốt hành trình thai kỳ. Thai Thinh Medic – Phòng khám 125 Thái Thịnh chính là điểm đến lý tưởng cho mẹ bầu an tâm gửi gắm niềm tin.

            Với gần 3 thập kỷ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là lĩnh vực Sản phụ khoa, Thai Thinh Medic đã trở thành địa chỉ tin cậy cho hàng ngàn mẹ bầu tại Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Nơi đây không chỉ mang đến dịch vụ y tế chất lượng cao mà còn là người bạn đồng hành tận tâm, chu đáo trong suốt hành trình thai nghén cho các mẹ bầu.

            Trung tâm Siêu âm chất lượng cao là một trong những thế mạnh nổi bật của Thai Thinh Medic. Hệ thống máy móc hiện đại được nâng cấp đồng bộ lên công nghệ siêu âm thai 5D, cho hình ảnh sống động, sắc nét, hỗ trợ phát hiện sớm bất thường, dị tật thai nhi ngay từ giai đoạn đầu. Nhờ đó, mẹ bầu có thể dễ dàng theo dõi các chỉ số phát triển của em bé một cách chính xác, liên tục và khoa học.

            Bên cạnh đó, Thai Thinh Medic quy tụ đội ngũ bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng. Với sự tận tâm, kỹ lưỡng và thấu hiểu tâm lý mẹ bầu, mỗi cuộc thăm khám tại đây không chỉ là một buổi siêu âm đơn thuần mà còn là dịp để mẹ được tư vấn kỹ lưỡng về sự phát triển của bé, dinh dưỡng phù hợp và cách chăm sóc sức khỏe trong từng giai đoạn của thai kỳ.

            Khi đến với Thai Thinh Medic, tất cả quy trình đều được tối ưu để tiết kiệm thời gian, giảm thiểu căng thẳng và đảm bảo mẹ bầu luôn cảm thấy thoải mái, an toàn và được chăm sóc tận tình trong suốt quá trình theo dõi thai kỳ.

            cach-tinh-can-nang-thai-nhi-tren-sieu-am-6

            Theo dõi thai kỳ trọn vẹn cùng Thai Thinh Medic

            Thai kỳ trọn vẹn bắt đầu từ những lựa chọn đúng đắn. Hãy để Thai Thinh Medic đồng hành cùng mẹ – từ lần siêu âm đầu tiên đến khoảnh khắc thiêng liêng đón con chào đời nhé!

            Phòng khám 125 Thái Thịnh - Thai Thinh Medic

            • Địa chỉ: 125 - 127 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
            • Hotline: 0243 853 5522/097 288 1125

            Tham khảo: https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC5261648/ 

            Share