Phần 3. Mang thai
1. Ba tháng đầu của thai kỳ
Tại sao các nội tiết tố (hormon) của bạn rất quan trọng khi mang thai?
Nội tiết tố (hormon) là các hcât trung gian hóa học được lưu thông trong máu có ở cả nam và nữ giới. Hormon truyền các tín hiệu từ tế bào này đến tế bào khác, tham gia điều hòa hoạt động và gây ra một sô thay đổi trong cơ thể. Trong độ tuổi sinh sản và quá trình mang thai, bạn cần tìm hiểu vể vai trò quan trọng của các hormon như estrogen và progesterone.
- Estrogen và progesterone kiểm soát chu kỳ sinh snả (chu kỳ kinh nguyệt) hàng tháng của người phụ nữ.
- Mỗi tháng, nồng độ hai hormon này tăng lên và một trứng được phóng thích.
- Chu kỳ trung bình hàng tháng là ngày 28, nhưng một số phụ nữ có thể có chu kỳ dài hơn hoặc ngắn hơn.
- Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là một tỏng những dấu hiệu quan trọng cho thấy cơ thể bạn đang ở tình trạng khỏe mạnh và sẵn sàng cho việc mang thai.
Tại sao tôi cảm thấy mệt mỏi và buồn nôn trong những tuần đầu của thai kỳ?
Ngay khi thụ thai, nồng độ estrogen và progesterone trong máu tăng lên gây ra một số thay đổi sinh lý ở cơ thể. Trong suốt thời kỳ mang thai, các hormon sẽ làm việc liên tục, không ngừng đưa ra các tín hiệu để cơ thể thực hiện các thay đổi cần thiết cho thai nhi và cho việc sinh nở.

Mang thai là một giai đoạn quan trọng và đầy thử thách trong cuộc đời của người phụ nữ
Trong ba tháng đầu của thai kỳ (0-12 tuần tuổi thai), sự gia tăng đáng kể nồng độ hormon sẽ khiến bạn mệt mỏi và buồn nôn. Tuy nhiên, hãy yên tâm vì điều này cần thiết cho việc duy trì thai kỳ và là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thay đổi để chuẩn bị cho việc sinh nở.
Đâu là những triệu chứng tôi có thể gặp trong ba tháng đầu của thai kỳ?
- Buồn nôn: buồn nôn trong quá trình mang thai là một dấu hiệu tốt cho thấy nồng độ hormon của bạn đang ở mức cao.
- Cực kỳ mệt mỏi: Nồng độ hormon thay đổi thường khiến bạn mệt mỏi. Nồng độ progesterone tăng có thể mang đến cảm giác buồn ngủ. Nồng độ đường huyết và huyết áp của bạn cũng thấp hơn mức bình thường.
- Vú nhạy cảm, đau sưng: Hormon khiến các ống dẫn sữa phát triển để chuẩn bị cho việc tiết sữa.
- Khó chịu dạ dày, có hoặc không có nôn (nôn nghén): Hơn 50% phụ nữ có thai bị nôn nghén. Tuy nguyên nhân vẫn chưa được xác định chính xác, các hormon thai kỳ gonadotrophin nhau thai người (hCG) và estrogen được cho là có liên quan đến tình trạng khso chịu này.
- Thèm hoặc không thích một số thức ăn: Giả thuyết cho rằng điều này là do nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
- Thay đổi tâm trạng: Sự thay đổi đáng kể nồng độ hormon có thể ảnh hưởng đến nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh điều chỉnh tâm trạng khiến cho tâm trạng bạn thay đổi thất thường. Triệu chứng này thường gặp trong ba tháng đầu của thai kỳ từ 6 - 10 tuần.
- Táo bón: Hormon có thể làm giãn các cơ ruột, và táo bón xảy ra do tử cung đè lên ruột. Tập thể dục thường xuyên và uống nhiều nước giúp giảm bớt các triệu chứng.
- Nhức đầu: Nhức đầu được cho là do sự tăng hormon cùng với sự tăng lượng máu lưu thông khắp cơ thể.
- Ợ nóng: Ợ nóng xảy ra khi van giữa dạ dày và thực quản bị giãn ra khiến axit bị trào ngược lên. Mang thai có thể làm tăng tần suất ợ nóng vì progesterone làm cho van này giãn ra. Một số phụ nữ sẽ không bị ợ nóng cho đến ba tháng cuối của thai kỳ khi tử cung to ra nhiều và chèn lên dạ dày. Nhưng đối với một số người, triệu chứng này có thể bắt đầu sớm vào ba tháng đầu của thai kỳ.
Sau 3 tháng đầu của thai kỳ, con của tôi đã lớn như thế nào?
Sau ba tháng đầu, con của bạn đã có kích thước khoảng hơn 7cm - tương đương một quả trứng. Tất cả các cơ quan của con đã hình thành, thậm chí cả mí mắt và các đặc điểm trên khuôn mặt. Siêu âm có thể giúp kiểm tra sự phát triển của con.
Kích thước/ Cân nặng trung bình: 7,6cm/ 28g. Đến tuần thứ 12, con của bạn có kích thước bằng một quả trứng.
Khi mang thai, tôi nên ăn gì để tốt cho cả mẹ và con?
Ba tháng đầu là một giai đoạn quan trọng. Hãy cố gắng ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho sự hình thành và phát triển của con.
- Thức ăn giàu protein như cá, thịt nạc, đậu
- Thức ăn giàu chất sắt như rau có màu xanh đậm
- Thức ăn giàu canxi như đậu, các loại hạt, phô mai và sữa
- Uống nhiều nước, có thể uống thêm sữa, nước ép trái cây
Danh mục 5 thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai
- Sữa chua cung cấp canxi, lợi khuẩn (probiotic)
- Rau có màu xanh đậm cung cấp canxi, chất xơ, axit folic và vitamin A
- Trứng cung cấp vitamin A, sắt và protein
- Cá béo (như cá hồi, cá trích, cá thu) cung cấp axit béo, omega-3, EPA và DHA
- Rau cung cấp đạm thực vật, chất xơ, sắt, folate, magie và kẽm.
Ngoài chế độ ăn lành mạnh, cân đối, tôi cần bổ sung vitamin và các chất sinh dưỡng khác không?
Axit folic làm giảm nguy cơ về một số dị tật bẩm sinh, bạn nên bổ sung axit folic (0,4 đến 0,8 mg) hàng ngày trong suốt thai kỳ của bạn. Không quên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung bất kỳ loại vitamin hoặc thực phẩm chức năng nào.
Bạn có thể tăng cân từ 0,5 đến 2 kg. Tăng cân nhiều hơn mức khuyến cáo có thể làm tăng nguy cơ các biến chứng trong thai kỳ. Hãy thảo luận với bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra mức tăng cân phù hợp với bạn.
Có nên tập luyện thể thao trong ba tháng đầu của thai kỳ không?
Trừ khi bác sĩ có chỉ dẫn riêng cho bạn, hoạt động thể chất cường độ vừa phải rất tốt cho tinh thần và cơ thể của bạn. Tuy nhiên, hãy tránh các hoạt động thể lực nặng nếu có thể. Hãy thử đi bộ, tập yoga, pilate (bài tập co duỗi cơ) cho bà bầu.
2. Ba tháng giữa của thai kỳ
Tôi đã nôn nghén nặng trong ba tháng đầu, liệu tình trạng này sẽ tiếp tục kéo dài suốt giai đoạn còn lại của thai kỳ?
Bạn sẽ cảm thấy buồn nôn và mệt mỏi chủ yếu trong ba tháng đầu của thai kỳ do nồng độ estrogen và progesterone tăng cao. Trong ba tháng tiếp theo, cơ thể của bạn sẽ điều chỉnh dần nồng độ hai hormon này nên hầu hết phụ nữ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn trong ba tháng giữa cảu thai kỳ. Tuy nhiên nồng độ hormon cao vẫn có thể gây ra các triệu chứng trong suốt thai kỳ như táo bón, chảy nước mũi hoặc sưng huyết mũi.
Những triệu chứng và dấu hiệu bạn sẽ gặp trong ba tháng giữa của thai kỳ:
- Đau nhức - đau lưng, bụng, háng hoặc đùi.
- Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay.
- Da xung quanh núm vú sậm màu.
- Xuất hiện một đường sậm màu trên da chạy từ rốn đến vùng lông mu.
- Các đốm da sẫm màu xuất hiện ở má, trán, mũi hoặc môi trên. Các đốm này thường cân xứng ở cả hai bên trên gương mặt, và thường được gọi là “mặt nạ thai kỳ”.
- Xuất hiện các vết rạn da trên bụng, vú, đùi hoặc mông.
- Ngứa trên bụng, lòng bàn tay và lòng bàn chân. (Liên hệ với bác sĩ của bạn nếu ngứa kèm theo buồn nôn, giảm cảm giác ngon miệng, nôn, vàng da hoặc mệt mỏi vì đây có thể là dấu hiệu của một aván đề nghiêm trọng về gan).
- Sưng mắt cá chân, ngón tay và mặt. (Nếu bị sưng quá mức, bạn nên liên hệ với bác sĩ vì sưng quá mức có thể là triệu chứng của tiền sản giật)
Bụng của tôi đang lớn lên rất nhanh khiến việc đi lại trở lên khó khăn. Tôi phải làm sao?
Đối với phụ nữ có vóc dáng cân đối trước khi mang thai, các bạn có thể tăng trung bình 0,5 đến 1 kg mỗi tuần trong ba tháng giữa của thai kỳ. Trong thời kỳ này, bạn có thể cảm thấy không thoải mái khi thực hiện các bài tập với cường độ vừa phải. Bạn nên cố gắng duy trì vận động bằng cách tập đi bộ hoặc thực hiện các bài tập nhẹ nhàng. Thử các hoạt động thể chất ít tác động lên các khớp xương.
Để đảm bảo một thai kỳ và thai nhi luôn khỏe mạnh, bạn nên ăn nhiều loại thức ăn lành mạnh và uống nhiều nước trong ba tháng giữa của thai kỳ.
Ăn nhiều thức ăn giàu chất sắt như: thịt đỏ, thịt heo, trứng , thịt gia cầm, hải sản, đạu, các loại rau có màu xanh đậm (như cải bó xôi0, trái cây khô (như nho khô và quả mơ), ngũ cốc, bánh mì và mì ống.
Ngoài ra, bạn nên đọc sách, nghe nhạc,.... để thư giãn và kích thích sự phát triển cảm xúc cũng như trí não của con.
Sau sáu tháng, con của tôi đã lớn như thế nào?
Kích thước/ Cân nặng trung bình: 35,6 cm - 37,6 cm / 760 g - 1kg. Ở tuần thứ 25, con của bạn có kích thước tương đương trái cà tím. Ở giai đoạn này, con sẽ có: lông mày, lông mi, có dấu vân tay của riêng mình, lông mịn trên khắp cơ thể (lông măng), chất sền sệt màu trắng được gọi là chất gây sẽ giúp bảo vệ da.
Những xét nghiệm nào chúng ta cần phải làm? Bạn nên thực hiện các xét nghiệm sau đây:
- Công thức máu
- Nhóm máu (A, B, O và Rh)
- Kiểm tra bệnh đái tháo đường thai kỳ
- Các xét nghiệm về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm gan siêu vi B, C,..
Bác sĩ sẽ chỉ định nhữug xét nghiệm khác tùy thuộc vào sức khỏe của bạn và thai nhi.
3. Ba tháng cuối của thai kỳ
Bụng của tôi trở nên nặng nề và tôi luôn thường thở dốc khi đi lại. Tôi vẫn đang ổn phải không?
Việc mang thai đòi hỏi bạn phải chuẩn bị cả thể chất lẫn cảm xúc, đặc biệt là khi ngày sinh đang đến gần. Nhiều người sẽ cảm thấy không thoải mái do kích thước và tư thế của bé, hay thở gấp hoặc ợ nóng sau khi ăn. Nếu gặp phải các triệu chứng này, hãy yên têm vì bạn vẫn đang rất ổn.
Gần đến ngày dự sinh, bạn nên đi khám thường xuyên hơn theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi sức khỏe của con và các dấu hiệu chuyển dạ.
Hãy nhớ rằng ngày dự sinh của bạn chỉ là một ước tính. Có thể sẽ không có dấu hiệu chuyển dạ nào dù ngày dự sinh đã đến. Khi đó, hãy gặp bác sĩ ngay để nhận được sự hỗ trợ.
Ngoài cảm giác mệt mỏi, tâm trạng của tôi vẫn tiếp tục thay đổi thất thường
Nồng độ hormon của bạn vẫn tăng đều đặn trong suốt thai kỳ để chuẩn bị cho sự sinh nở. Sự thay đổi tâm trạng thất thường sẽ diễn ra tương tự như ba tháng đầu của thai kỳ (khi nồng độ hormon tăng nhanh). Một nguyên nhân khác cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng và giấc ngủ của bạn chính là: càng đến gần ngày sinh, bạn sẽ vừa cảm thấy lo âu vừa phấn khích. Một số trường hợp khó ngủ vì em bé vận động mạnh.
Vai trò của hormon trong ba tháng cuối của thai kỳ
- Nồng độ progesterone cao làm giãn dây chằng và khớp khắp cơ thể cho phép tử ucng mở rộng hơn đủ để giữ một bào thai đủ tháng.
- Hormon khiến các ống dẫn sữa phát triển để chuẩn bị cho việc tiết sữa. Bạn có thể thấy rằng vú sẽ tiếp tục phát triển và trở nên nhạy cảm hơn, đau tức hơn. Một số người có thể thấy sữa non rỉ ra trong ba tháng cuối của thai kỳ.
Cơ thể tôi sẽ thay đổi như thế nào trong ba tháng cuối của thai kỳ?
- Sưng mắt cá chân, ngón tay và mặt (Nếu sưng quá mức, bạn nên liên hệ với bác sĩ vì sưng quá mức có thể là triệu chứng của tiền sản giật)
- Nhu cầu đi tiểu nhiều hơn khi tử cung của bnj to ra và đè lên bàng quang.
- Bệnh trĩ
- Em bé “tụt xuống”, hoặc di chuyển xuống dưới bụng. Cơn co Braxton Hicks hay còn được gọi là cơn co “thực tập”: các cơn cơ Braxton Hicks không theo khuôn mẫu bình thường, chúng giảm dần và mất đi khi bạn đi lại hoặc thay đổi tư thế.
Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về dấu hiệu chuyển dạ hoặc thấy nước rỉ ra, bạn nên ngay lập tức liên hệ với bác sĩ.
Tập luyện trong thai kỳ
- Hãy nhớ luôn khởi động làm ấm cơ thể trước khi tập luyện và làm mát sau đó.
- Cố gắng vận động thường xuyên, như đi bộ nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày.
- Tránh tập luyện nặng hoặc để nhiệt độ cơ thể tăng quá cao khi tập luyện.
- Nên uống nhiều nước, có thể uống thêm nước ép trái cây, sữa.
- Nếu bạn tập ở các trung tâm, hãy chắc chắn rằng hướng dẫn viên có đủ trình độ chuyên môn, biết rõ bạn đang mang thai và tuần thai hiện tại của bạn.
- Bơi là một hình thức tập luyện rất tốt vì nước sẽ nâng đỡ cơ thể nặng nề của bạn.
Bụng của tôi đang phát triển lớn đến nỗi tôi không thể nhìn thấy ngón chân của mình, liệu tôi có bị tăng cân quá nhiều hay không? Điều này có lợi cho sức khỏe của con tôi không?
Trong ba tháng cuối, bạn có thể tăng 0,5 đến 1 kg mỗi tuần. Bạn có thể tăng trung bình dưới 14 kg trước khi sinh. Cân nặng tăng lên đến từ trọng lượng của con, của chất béo thai kỳ mà bạn đã tích trữ, của nhau thai, nước ối, kèm theo sự gia tăng của thể tích máu và trọng lượng tử cung.
Để đảm bảo thai kỳ, những điều bạn nên làm là:
- Cố gắng không đứng lâu
- Nghỉ ngơi khi bạn có thể
- Hãy chắc chắn rằng bạn đang uống đủ nước và có một chế độ ăn lành mạnh, đa dạng
- Chia nhỏ các bữa ăn. Trong ba tháng cuối, tử cung to lên đẩy dạ dày lên cao có thể khiến bạn mệt sau khi ăn no. Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp giảm bớt tình trạng này.
- Khi cảm thấy không thoải mái khi nằm ngủ vào ban đêm, hãy thử nằm nghiêng với một cái gối chèn giữa hai chân.
Làm thế nào để có được một giấc ngủ ngon?
- Thử các tư thế ngủ khác nhau
- Thư giãn trước khi ngủ bằng cách tắm nước ấm hoặc mát xa
- Chuẩn bị phòng ngủ kxy càng bằng cách điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, mở nhạc nhẹ hoặc các âm thanh tự nhiên (như tiếng nước chảy, sóng biển).
- Hãy thử áp dụng các kỹ thuật thư giãn đã học từ lớp học tiền sản.
- Nếu vẫn không thể ngủ được, bạn có thể đọc sách, xe, tivi, ăn nhẹ hoặc uống một ít sữa ấm. Hãy vận động, tập luyện trong ngày.
Trong ba tháng cuối thai kỳ, con của tôi lớn như thế nào?
Đến tuần thứ 39, con của bạn dài khoảng 50,8 cm và nặng từ 2,7 - 4,1 kg hoặc có thể nhiều hơn. Bạn có thể biết các thông tin này qua kết quả siêu âm nhưng kết quả này cũng có thể sai lệch so với cân nặng thực tế của con.
Ở giai đoạn này, con của bạn sẽ có:
- Lớp mỡ dưới da làm con trông rất múp míp và xinh xắn
- Thính giác phát triển hoàn chỉnh
- Phổi phát triển hoàn chỉnh đảm bảo nhịp thở đầu tiên của con sẽ chính thức bắt đầu ngay khi lọt lòng.
- Em bé có kích thước đầy đủ = Thai trung bình: 48cm - 53cm / 2,8kg - 4kg
Hãy bổ sung tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm sắt mỗi ngày. Bổ sung đủ sắt giúp ngăn thiếu máu là tình trạng liên quan đến mệt mỏi, sinh non và nhẹ cân ở trẻ. Hỏi bác sĩ về việc bổ sung vitamin hoặc sắt hàng ngày trước khi sinh.
4. Những biến chứng thường gặp trong thai kỳ
Làm sao biết thai kỳ của tôi vẫn khỏe mạnh?
Cơ hội tốt nhất để có thai kỳ khỏe mạnh và an toàn là khi diễn tiến thai kỳ và các biến chứng có thể gặp được kiểm soát tốt. Một số phụ nữ có vấn đề về sức khỏe trước khi mang thai cần được chăm sóc đặc biệt hơn trong thai kỳ.
Các biến chứng phát sinh trong thai kỳ có thể liên quan đến sức khỏe của người mẹ, sức khỏe cảu con, hoặc cả hai. Khi gặp biến chứng, các bà mẹ thường rất lo lắng. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng các biến chứng chỉ là thường gặp hay hiếm gặp và có nhiều cách để xử trí chúng.
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, điều quan trọng là bạn hãy lắng nghe lời khuyên của bác sĩ và tuân thủ kế hoạch chăm sóc bác sĩ đưa ra. Bạn cũng nên tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ.
Các biến chứng thường gặp trong thai kỳ
Sảy thai
Sảy thai là một thuật ngữ được dùng cho trường hợp một thia kỳ kết thúc trong vòng 20 tuần đầu của thai kỳ. Không phải lúc nào cũng xác định được nguyên nhân gây sảy thai.
Nếu sảy thai trong ba tháng đầu (sảy thai sớm), người ta cho rằng những trường hợp này thường liên quan đến nhiễm sắc thể khiến bào thai phát triển bất thường.
Nếu sảy thai trong ba tháng giữa (tuần thứ 14 - 20), đôi khi nguyên nhân đến từ vấn đề sức khỏe tiềm ẩn ở người mẹ.
Điều quan trọng cần nhớ là trong hầu hết trường hợp, sảy thai không phải là lỗi của bất kỳ ai.
Dọa sảy thai
Dọa sảy thai là tình trạng đau bụng kèm chảy máu âm đạo từ tử cung trong 20 tuần đầu của thai kỳ, có thể kèm thêm đau lưng. Khi có các dấu hiệu trên, cổ tử cung vẫn đóng. Một số trường hợp có thể tránh được bằng cách tìm tư vấn y tế và điều trị của bác sĩ.
Dọa sảy thai xảy ra ở khoảng 20% phụ nữ có thai và trong số những phụ nữ bị dọa sảy thai, khoảng 12% sẽ đấn đến sảy thai thực sự.
Các dấu hiệu cần lưu ý:
- Đau lưng và/hoặc co thắt dạ dày từ nhẹ đến nặng (thường nặng hơn so với co thắt thông thường trong kỳ kinh nguyệt).
- Chất nhầy âm đạo có màu trắng - hồng.
- Cơn co bóp (rất đau, xảy ra mỗi 5 - 20 phút)
- Chảy máu màu nâu hoặc màu đỏ tươi, có hoặc không có cơ thắt.
- Chất giống như cục máu đông lớn đi ra từ âm đạo.
- Giảm đột ngột các dấu hiệu hoặc triệu chứng của mang thai.
- Đôi khi, các dấu hiệu trên không rõ ràng, vì vậy nên khám thai định kỳ.
Xử trí dọa sảy thai/ sảy thai
Nếu bạn có các triệu chứng dọa sảy thai, có thể bạn sẽ được siêu âm để kiểm tra tình trạng của thai nhi. Nếu thai kỳ vẫn đang tiến triển nhưng có một số dấu hiệu bất thường, bạn sẽ được chỉ định điều trị “dọa sảy thai”, được khuyên nghỉ ngơi và tránh bất kỳ sự gắng sức nào.
Bạn cũng có thể được điều trị hỗ trợ bằng phương pháp hoàng thể bằng gonadotrophin nhau thai người (hCG) hoặc progestogen (liên quan đến hormon progesterone) để giúp duy trì thai kỳ.
Bạn có thể cảm thấy lo ngại khi pahri dùng thuốc trong thai kỳ. Nhưng trong một số trường hợp, thuốc là điều cần thiết cho thai kỳ khỏe mạnh và con bạn phát triển tốt. Hãy nghe theo lời khuyên của bác sĩ.
Nếu không may bạn bị sảy thai, chắc chắn phải kết thúc thai kỳ. Bạn sẽ thảo luận với bác sĩ về các lựa chọn xử trí thích hợp. Trong một số trường hợp, thai có thể ra khỏi âm đạo một cách tự nhiên trong một hoặc hai tuần. Đôi khi cần dùng thuốc hỗ trợ ra thai hoặc tiểu phẫu để lấy thai ra.
Sảy thai ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn cảm xúc của người phụ nữ. Do đó, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi để hồi phục thể chất lẫn tinh thần trước khi quay về nhịp sống ngày thường.
Thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng thụ tinh tự bám vào một nơi khác không phải bên trong tử cung, thường là các ống dẫn trứng. Các ống dẫn trứng không phải là nơi thích hợp để thai phát triển. Hơn nữa, một trứng thụ tinh cũng không thể phát triển bình thường ở bên ngoài tử cung. Biến chứng này tương đối phổ biến, xảy ra ở khoảng 1 trong 50 trường hợp mang thai.
Các nguyên nhân phổ biến:
- Nhiễm khuẩn hoặc viêm ống dẫn trứng gây tắc nghẽn
- Mô sẹo để lại sau một nhiễm khuẩn trước đó hoặc phẫu thuật trên ống dẫn trứng
- Đã từng phẫu thuật ở vùng chậu hoặc trên các ống dẫn trứng có thể gây dính.
- Bất thường về hình dạng của ống dẫn trứng do sự phát triển bất thường hoặc khuyết tật bẩm sinh.
Các dấu hiệu cần lưu ý:
- Đau dữ dội từng cơn, có thể thay đổi cường độ
- Có thể đau vùng chậu, bụng hoặc thậm chí cả vai và cổ. Tuy nhiên, cũng có thể không đau.
- Chảy máu âm đạo, nhiều hoặc ít hơn kinh nguyệt bình thường của bạn.
- Có thể có một số triệu chứng đường tiêu hóa.
- Cảm giác mệt mỏi, chóng mặt hoặc ngất.
Bạn nên liên hệ ngay lập tức với bác sĩ khi có các triệu chứng trên, và/hoặc chảy máu hoặc chảy máu thấm giọt.
Các lựa chọn điều trị
Thai ngoài tử cung đôi khi rất khó chẩn đoán. Việc siêu âm sẽ tìm kiếm thai trong tử cung của bạn. Nếu không tìm thấy phôi trong tử cung, bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ và có thể cần xét nghiệm máu để giúp xác định xem có thai ngoài tử cung hay không.
Khi thai ngoài tử cung đã được xác định, có thể điều trị theo những cách sau đây
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc gây phá hủy mô thai để bảo vệ ống dẫn trứng, tránh phẫu thuật. Điều này phụ thuộc vào việc thai kỳ đã phát triển đến mức nào.
Nếu ống dẫn trứng bị tổn hại do thai lạc chỗ, tất cả hoặc một phần của ống dẫn trứng có thể phải bị cắt bỏ. Bất kỳ sự chảy máu nào từ ống dẫn trứng cần phải được phẫu thuật cấp cứu để cầm máu.
Thai ngoài tử cung có thể được giải phẫu nội soi ổ bụng hoặc phẫu thuật mở ổ bụng nếu phẫu thuật nội soi không thể giải quyết.
Vỡ ối sớm
Vỡ ối sớm (PROM) là khi túi nước ối giữ nước bao quanh em bé trong tử cung vỡ ra trước khi bạn chuyển dạ. Nhiều phụ nữ sẽ chuyển dạ trong vòng 24 giờ khi có vỡ ối. Ối vỡ sớm được định nghĩa là khi túi ối vỡ ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Vỡ ối càng sớm thì càng nghiêm trọng đối với bạn và con bạn vì nhiễm khuẩn có thể xảy ra.
Nước ối có thể chảy thành dòng hoặc nhỏ giọt khiến bạn tưởng lầm là nước tiểu. Nước ối trong suốt hoặc màu hơi hồng. Đôi khi nước ối có thể có màu nâu xanh hoặc hơi nhuốm máu.
Các lựa chọn điều trị là gì? Vỡ ối sớm thường được chẩn đoán bằng kiểm tra âm đạo. Việc siêu âm cũng có thể được sử dụng để giúp ước tính lượng nước ối xung quanh em bé. Bác sĩ sẽ khám để xác định xem túi ối của bạn có bị vỡ hay không.
Một khi bị vỡ ối sớm, bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Hầu hết các trường hợp sẽ tự chuyển dạ tỏng tuần đầu tiên sau khi bị vỡ ối.
Bạn có thể được điều trị để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và giảm nguy cơ cho con vì phải sanh ra sớm. Một liệu trình tiêm cortiroid cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của phổi em bé.
Chuyển dạ và sinh non
Sinh non được định nghĩa là sinh con trước 37 tuần. Các dấu hiệu cần lưu ý:
- Co thắt tử cung nhẹ hoặc dữ dội, có thể kèm đau lưng
- Ra nhớt hồng (khi các nút nhầy bịt kín cổ tử cung trong thời kỳ mang thai đi ra khỏi âm đạo).
- Vỡ ối đột ngột.
Các lựa chọn điều trị:
- Nếu có các dấu hiệu và triệu chứng của chuyển dạ sớm, bạn cần đến bệnh viện để được đánh giá và theo dõi.
- Nếu xác định tình trạng chuyển dạ sớm, các bác sĩ có thể cho dùng thuốc (thuốc chống co bóp tử cung) để ngăn các cơn cơ bóp tạm thời. Điều này hy vọng sẽ cho phép có đủ thời gian để tiêm corteroid. Corteroid có thể làm giảm nguy cơ em bé bị các biến chứng do sinh ra rất sớm (đặc biệt là khó thở và chảy máu). Trong một số tình huống nghiêm trọng, nghỉ ngơi tại giường và dùng thuốc là cần thiết để giúp thai kỳ phát triển đủ tháng.
Tiền sản giật
Tiền sản giật là tình tràn được chẩn đoán khi người phụ nữ mang thai có huyết áp cao, có thể có protein trong nước tiểu và cơ thể bị phù do giữ nước. Tình trạng này cần được điều trị nhanh chóng để tránh các biến chứng có thể đe dọa sự an toàn của mẹ và bé, bao gồm các cơn co giật (sản giật) và rối loạn chức năng gan nghiêm trọng.
Tiền sản giật ảnh hưởng đến khoảng 2-6% số trường hợp mang thai lần đầu tiên. Các dấu hiệu cần lưu ý:
- Cao huyết áp thai kỳ là tình trạng rất phổ biến trong quá trình mang thai và là một yếu tố nguy cơ gây ra tiền sản giật hoặc thai nhẹ cân.
- Tiền sản giật nhẹ: huyết áp cao, giữ nước (sưng phù, đặc biệt là ở mắt cá chân và mặt) và có protein trong nước tiểu.
- Tiền sản giật nặng: Nhức đầu, nhìn mờ, không chịu được ánh sáng chói, mệt mỏi, buồn nôn/ nôn, lượng nước tiểu ít, đau vùng bụng trên bên phải, hơi thở ngắn và có khuynh hướng dễ bị bầm tím.
Liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị nhìn mờ, nhức đầu dữ dội, đau bụng, và hoặc đi tiểu rất thường xuyên.
Điều quan trọng là phải theo dõi chặt chẽ các triệu chứng, thường xuyên kiểm tra huyết áp, lượng protein trong nước tiểu và có thể làm các xét nghiệm máu để đánh giá bạn có bị tiền sản giật không và mức độ nghiêm trọng của nó.
Các lựa chọn điều trị là gì? Cách xử trí tốt nhất đối với tiền sản giật là chấm dứt thai kỳ, để em bé chào đời. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thời điểm dự sinh và tình trạng phát triển của con, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định cho việc mẹ sinh con hoặc sử dụng thuốc kiểm soát huyết áp để duy trì thai kỳ đến thời kỳ thích hợp cho việc sinh con an toàn.
Đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường tahi kỳ ảnh hưởng đến khoảng 2-5% phụ nữ mang thai. Lượng glucose trong máu được kiểm soát bởi một hormon được gọi là insulin. Tuy nhiên, trong thai kỳ, một số phụ nữ có lượng glucose trong máu cao hơn bình thường và cơ thể của họ không sản xuất đủ insulin để vận chuyển tất cả glucose vào trong tế bào. Trong hầu hết các trường hợp, đái tháo đường thai kỳ biến mất sau khi người phụ nữ sinh con. Mức glucose cao có thể dẫn đến em bé to hơn mức trung bình.
Thông thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng trong trường hợp bị đái tháo đường thai kỳ, nhưng các triệu chứng có thể bao gồm:
- Khát nước nhiều
- Đi tiểu nhiều lần
- Mệt mỏi
- Buồn nôn
- Nhiễm khuẩn bàng quang, âm đạo hoặc da tái phát
- Nhìn mờ
- Em bé to hơn mức trung bình trong giai đoạn mang thai
Các lựa chọn điều trị là gì? Đái tháo đường thai kỳ có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn và tập luyện. Một số phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ cần dùng insulin để kiểm soát nồng độ glucose trong máu.
Tôi nên làm gì để giảm nguy cơ biến chứng trong thai kỳ? Hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ, quan tâm đến chế độ ăn, vận động giúp cả bạn và con khỏe mạnh, giảm nguy cơ sảy thai cũng như các biến chứng khác:
- Không hút thuốc trong thai kỳ
- Không uống rượu trong thai kỳ
- Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng
- Cân nặng khỏe mạnh trước khi mang thai
- Hỏi bác sĩ trước khi dừng bất kỳ loại thuốc nào bạn uống hoặc uống bất kỳ loại thuốc mới nào.
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, điều quan trọng là bạn hãy lắng nghe lời khuyên của bác sĩ và tuân thủ kế hoạch chăm sóc bác sĩ đưa ra. Bạn cũng nên tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ.
Đối phó với biến chứng: Xử trí các biến chứng là giai đoạn khó khăn khi bạn luôn cảm thấy lo lắng cho tình trạng của con. Hãy nhớ rằng bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra những lời khuyên hữu ích để cả bạn và con khỏe mạnh. Đồng thời, hãy chia sẻ nỗi lo lắng cũng như tình trạng hiện tại của bạn với người bạn đời và gia đình để cùng nhau tìm hiểu và vượt qua giai đoạn này.
Lời khuyên:
- Viết ra mọi câu hỏi và hỏi bác sĩ trong lần khám tới
- Hỏi bác sĩ nơi bạn có thể tìm hiểu thông tin chính xác hơn như các trang web uy tín
- Nói chuyện với bạn bè, một thành viên đáng tin cậy trong gia đình hoặc bạn bè. Sự giao tiếp rất quan trọng vì nó giúp bạn giải tỏa căng thẳng để cùng nhau tìm ra giải pháp.
5. Tận hưởng thai kỳ của bạn
Tôi cảm thấy lo lắng và căng thẳng nhiều hơn sau mỗi tuần. Tôi nên làm gì để tận hưởng niềm vui khi mang thai?
Mang thai là khoảng thời gian đặc biệt trong cuộc đời của người phụ nữ. Đó là lúc một mầm sống đang phát triển một cách diệu kỳ trong cơ thể bạn. Đôi khi bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp, lo lắng, căng thẳng và mệt mỏi, nhưng đừng để những cảm giác ấy lấn át niềm vui khi được làm mẹ. Hãy thư giãn và cảm nhận hành trình tuyệt vời mà bạn và con sẽ trải qua.
Dưới đây là một số lời khuyên để giúp giải tỏa căng thẳng:
- Được chuẩn bị: Lo lắng sẽ giảm bớt nếu bạn được trang bị đầy đủ kiến thức, nắm rõ mọi vẫn đề và chuẩn bị thật tốt cho thai kỳ. Hãy tìm hiểu, nghiên cứu về việc mang thai và những sự kiện sắp diễn ra.
- Được chủ động: Đảm bảo các vấn đề đều được kiểm soát. Nếu bị đái tháo đường, hãy kiểm soát lượng đường tỏng máu của bạn. Nếu bị tăng huyết áp, hãy theo dõi nó chặt chẽ.
- Được hỗ trợ: Đôi khi chỉ cần nói ra những lo lắng, bạn sẽ kiểm soát chúng tốt hơn. Hãy thảo luận về bất kỳ mối quan tâm hoặc sợ hãi nào với bác sĩ, bạn bè và gia đình. Bạn có thể tham gia các câu lạc bộ và các lớp tiền sản tại bệnh viện - các bác sĩ và bà mẹ là người hiểu rõ những gì bạn đang trải qua để có lời khuyên thiết thực.
- Luôn tích cực: Luôn dành thời gian để kết nối, trò chuyện với con. Đây là điều kỳ diệu và tích cực nhất mà bạn cần quan tâm hơn hết thảy.
>>> Xem thêm:
Phần 1. Tiền hôn nhân
Phần 2. Tránh thai
Phần 4. Hậu sản
Phần 5. Vô sinh