Phần 5. Vô sinh
Thế nào là vô sinh?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vô sinh được định nghĩa là tình trạng khi một cặp vợ chồng quan hệ tình dục không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào sau 12 tháng nhưng vẫn không có thai.
Những nguyên nhân nào gây vô sinh?

Việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ vô sinh không chỉ cần sự can thiệp y tế mà còn đòi hỏi sự hỗ trợ tâm lý và chế độ dinh dưỡng hợp lý
Nguyên nhân gây vô sinh có thể đến từ nam hoặc nữ giới hoặc cả hai. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 10 - 20% các trường hợp vô sinh không tìm thấy nguyên nhân.
Ước tính tình trạng vô sinh/hiếm muộn ảnh hưởng đến 15% các cặp vợ chồng trên toàn thế giới tương đương 48,5 triệu cặp vợ chồng vô sinh/hiếm muộn.
Nguyên nhân thường gặp ở phụ nữ
- 40% rối loạn rụng trứng: không có rụng trứng. Nguyên nhân thường do:
+ Hội chứng buồng trứng đa nang: biểu hiện điển hình là rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rậm lông, thừa cân
+ Dự trữ buồng trứng giảm: tuổi càng cao thì dự trữ buồng trứng càng giảm.
+ Các bệnh lý gây rối loạn nội tiết như bệnh lý tuyến giáp.
+ Ô nhiễm môi trường, sử dụng các chất kích thích, tập luyện thể thao quá mức,...
- 25-50% lạc nội mạc tử cung: lớp niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung, bạn thường cảm thấy đau bụng khi hành kinh, và cũng có trường hợp không có triệu chứng gì.
- 5-10% u xơ tử cung: những u xơ nằm trong lòng tử cung với kích thước lớn hơn 6cm (xác định bằng siêu âm) có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng có con của bạn.
- Cơ quan sinh sản bị tổn thương, nhiễm trùng hoặc chấn thương.
Nguyên nhân thường gặp ở nam giới
- Những bất thường về tinh trùng: số lượng ít hoặc chất lượng kém, tỉ lệ dị dạng quá nhiều, khả năng di động kém. Điều này có thể bắt nguồn từ:
+ 40% do giãn tĩnh mạch tinh.
+ 25-40% do nồng độ ROS (các chất oxy hóa) cao: gần đây, mối tương quan giữa nồng độ cao ROS và vô sinh tự phát ở nam giới đã được phát hiện. ROS phát sinh từ tình trạng ô nhiễm môi trường, lối sống kém lành mạnh, thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, thiếu vận động hoặc vận động quá mức…
+ Các yếu tố di truyền
+ Suy tinh hoàn, bế tắc, tinh hoàn ẩn,...
- Mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hoặc mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim, bệnh tuyến giáp.
Thông qua tinh dịch đồ, người ta có thể đánh giá sơ bộ khả năng sinh sản của ngưởi chồng.
Khi nào thì cần đi khám?
Khám ở đâu?
Nếu vợ chồng bạn có quan hệ tình dục thường xuyên, không sử dụng các phương pháp tránh thai nhưng bạn chưa xác định có thai sau một năm (6 tháng nếu bạn trên 35 tuổi), thì hẳn đã đến lúc bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa hiếm muộn tại các bệnh viện sản phụ khoa (bệnh viện uy tín) hoặc các trung tâm hỗ trợ sinh sản để được thăm khám và các bác sĩ sẽ cho bạn những tư vấn cụ thể.
Tuy nhiên, vẫn có khả năng không thể xác định được nguyên nhân muộn con ở vợ chồng bạn. Trong trường hợp này, điều quan tọng là bạn cần lạc quan, luôn luôn nuôi giữ hy vọng. Hãy duy trì cuộc sống vợ chồng của bạn và cải thiện nó thật tốt, bởi cơ hội của bạn vẫn còn. Vì nguyên cứu cho thấy có 90% cặp vợ chồng sẽ có con sau 2 năm.
Khi đến bác sĩ, cả vợ và chồng bạn nên đi cùng nhau, bởi nguyên nhân có thể từ bất cứ ai trong hai người. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và đưa ra những lời khuyên phụ hợp.
Trong thời gian chờ đợi tin vui, bạn có thể chủ động cải thiện khả năng mang thai của mình bằng cách
- Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Tập thể dục thể thao với cường độ vừa phải
- Kiểm soát tốt cân nặng của bạn
- Hạn chế chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,... đây là những nguyên nhân làm suy giảm khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ.
- Bạn có thể lựa chọn bổ sung thêm một số chế phẩm chống oxy hóa (antioxidant). Đối với nam giới, việc bổ sung các chất chống oxy hóa như L-carnitine, L-Arginine, Gluthatione, CoE Q10, vitamin C, vitamin E,... có thể giúp cải thiện chất lượng tinh dịch và cũng như có thể cải thiện tỉ lệ mang thai.
Điều quan trọng là hai bạn cần giữ tinh thần luôn thoải mái và lạc quan.
>>> Xem thêm:
Phần 1. Tiền hôn nhân
Phần 2. Tránh thai
Phần 3. Mang thai
Phần 4. Hậu sản