Khám sàng lọc thai nhi khi nào hợp lý? Đây là câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu trong suốt 9 tháng thai kỳ. Vậy sàng lọc thai nhi là gì? Sàng lọc thai nhi đem đến những lợi ích gì cho mẹ bầu và trẻ? Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia đến từ THAI THINH MEDIC sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn những mốc thời gian quan trọng cần thực hiện khám sàng lọc thai nhi để chăm sóc thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Khám sàng lọc thai nhi khi nào?
Khám sàng lọc thai nhi là quá trình mẹ bầu cần thực hiện các xét nghiệm và siêu âm không xâm lấn giúp đánh giá nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Những xét nghiệm và siêu âm này vô cùng quan trọng trong thai kỳ. Không chỉ giúp phát hiện sớm các bất thường về nhiễm sắc thể ( bệnh Down, Edwards, Patau) mà còn giúp phát hiện dị tật hình thái ở trẻ.

Khám sàng lọc thai nhi trong cả 3 tam cá nguyệt
Dựa trên những kết quả xét nghiệm, siêu âm thu được, các bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn theo dõi và can thiệp thích hợp. Các bước sàng lọc này không gây hại cho mẹ và thai nhi nhưng mẹ bầu cần thực hiện đúng các mốc thời gian để đảm bảo kết quả chính xác cao nhất.
Vậy khám sàng lọc thai nhi khi nào? Dưới đây là 3 cột mốc quan trọng mẹ cần nhớ để khám sàng lọc dị tật thai nhi nhé!
Sàng lọc thai nhi trong 3 tháng đầu (tuần 11 – 13)
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, thường là từ tuần 11- hết tuần 13 của thai kỳ, mẹ bầu bắt đầu thực hiện các xét nghiệm khám sàng lọc thai nhi. Trong giai đoạn này, mẹ sẽ được chỉ định sàng lọc dị tật bẩm sinh, hội chứng Down,...
Các phương pháp khám sàng lọc dị tật thai nhi phổ biến như siêu âm độ mờ da gáy (NT), xét nghiệm double test, một số xét nghiệm máu chuyên sâu cho mẹ bầu khác được bác sĩ chỉ định.
Nếu mẹ thắc mắc sàng lọc dị tật thai nhi ở tuần bao nhiêu, thì khoảng thời gian 3 tháng đầu chính là thời điểm “vàng” để phát hiện ra những bất thường trong nhiễm sắc thể. Sau giai đoạn này, các kiểm tra có thể cho độ chính xác không cao. Nếu các kết quả sàng lọc ban đầu cho thấy thai nhi có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu hơn, đó là gói xét nghiệm NIPT hoặc chọc ối trong giai đoạn tiếp theo.

Mẹ nên khám sàng lọc thai nhi ở tuần 11- 13 của thai kỳ
Khám sàng lọc thai nhi trong 3 tháng giữa (tuần 16 – 22)
Bắt đầu từ tuần thai thứ 16- 22, mẹ bầu thực hiện các xét nghiệm triple test hoặc quadruple test để đánh giá được nguy cơ dị tật ống thần kinh và các rối loạn nhiễm sắc thể khác.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng bắt đầu thực hiện siêu âm và theo dõi bảng chỉ số siêu âm thai nhi theo tuần và siêu âm hình thái học thai nhi từ tuần 18- 22. Bằng các xét nghiệm này, các bác sĩ quan sát cấu trúc tim, não, thận, xương, cột sống,... của thai nhi và phát hiện dị tật hình thái rõ nét hơn. Từ đó đưa ra các phương án xử lý kịp thời.

Tam cá nguyệt thứ 2 có thể đánh giá được các dị tật ống thần kinh của thai nhi
Sàng lọc thai nhi trong 3 tháng cuối (tuần 30 trở đi)
Từ tuần thứ 32 trở đi, mẹ bầu không còn sàng lọc thai nhi để xác định những dị tật bẩm sinh nữa mà chủ yếu để theo dõi sự phát triển của bé.
Ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 này, bác sĩ sẽ đánh giá cân nặng thai nhi, lượng nước ối, vị trí nhau thai và nhịp tim, tình trạng dây rốn,... Nhờ các số liệu này các bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu phương pháp sinh phù hợp, phát hiện nguy cơ suy thai, thai nhi nhẹ cân hay các vấn đề về tim mạch bẩm sinh của trẻ.
Từ giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu nên chú ý đến lịch khám thai và tuân thủ các lời khuyên của bác sĩ để kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh. Điều đó không chỉ đảm bảo sức khỏe mẹ bầu mà còn hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh, toàn diện.

Trong 3 tháng cuối, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên chọn phương pháp sinh cho mẹ bầu
Những ai nên đi khám sàng lọc thai nhi?
Nhiều mẹ bầu cho rằng nếu sức khỏe của cả bố và mẹ đều tốt thì việc khám sàng lọc thai nhi là không cần thiết. Tuy nhiên, đây là một quan niệm không đúng. Bên cạnh việc xác định khám sàng lọc thai nhi khi nào thì mẹ cũng cần hiểu rõ, khám sàng lọc thai nhi cần thiết cho tất cả mọi phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, có một số đối tượng cần đi khám sàng lọc thai nhi đầy đủ các cột mốc được khuyến cáo. Đó là:
- Phụ nữ có thai trên 35 tuổi: Vì ở độ tuổi mang thai của mẹ, nguy cơ thai nhi gặp các rối loạn di truyền tăng theo độ tuổi của mẹ.
- Gia đình có tiền sử dị tật bẩm sinh: Trong trường hợp có con từng bị dị tật hoặc người thân mắc bệnh di truyền, mẹ cần sàng lọc kỹ lưỡng ngay trong tam cá nguyệt đầu tiên.
- Người mẹ có tiền sử sảy thai, thai lưu, sinh non: Sàng lọc thai nhi giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi, phòng ngừa các biến chứng tái diễn.
- Kết quả siêu âm hoặc xét nghiệm bất thường: Các chỉ số NT, xét nghiệm double và triple test bất thường, mẹ cần thực hiện sàng lọc chuyên sâu để xác định kết quả.
- Mang thai nhờ biện pháp hỗ trợ sinh sản: Mang thai nhờ IVF hoặc các biện pháp hỗ trợ sinh sản khác có nguy cơ bất thường cao hơn vì thế mẹ cần theo dõi chặt chẽ.
- Mẹ bầu có bệnh lý nền như tiểu đường, lupus, cường giáp: Những mẹ bầu có bệnh nền, cần thực hiện sàng lọc thai nhi kỹ lưỡng để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.

Tất cả mẹ bầu đều nên đi khám sàng lọc thai nhi
Câu hỏi thường gặp về khám sàng lọc thai nhi
Xét nghiệm double test và triple test khác gì nhau?
Xét nghiệm double test và triple test có điểm gì giống nhau? Chúng đều là những xét nghiệm sàng lọc thai nhi giúp phát hiện nguy cơ dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, double và triple vẫn có sự khác nhau về thời điểm thực hiện và các chỉ số xét nghiệm:
- Double test: Thực hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên, từ 11- 13 tuần thai. Double test đo nồng độ β-hCG tự do và PAPP-A kết hợp đo độ mờ da gáy.
- Triple test: thực hiện từ tuần 15–20, đo AFP, β-hCG và estriol tự do. Mẹ bầu bỏ lỡ double test có thể thực hiện triple test.

Tùy thuộc từng giai đoạn để lựa chọn triple hay double test
Nên chọn phương pháp sàng lọc double test hay NIPT?
Trả lời:
Tùy thuộc vào tình trạng thai kỳ và chỉ định của bác sĩ để mẹ bầu lựa chọn double test hay NIPT. Đối với những mẹ bầu trên 35 tuổi, có tiền sử bất thường về di truyền hoặc kết quả double test có nguy cơ cao thì nên lựa chọn NIPT để có độ tin cậy cao hơn.
- Double là xét nghiệm sàng lọc truyền thống, có mức chi phí thấp hơn và được thực hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên để đánh giá nguy cơ dị tật bẩm sinh.
- NIPT là phương pháp sàng lọc hiện đại, có độ chính xác cao trên 99%. Thực hiện NIPT giúp phát hiện bất thường nhiễm sắc thể từ tuần thai thứ 10.
Tôi có thể bỏ qua mốc khám sàng lọc nếu trước đó cho kết quả bình thường không?
Trả lời:
KHÔNG. Mẹ bầu không nên bỏ qua các mốc khám sàng lọc thai nhi tiếp theo. Vì mỗi giai đoạn phát triển của thai nhi lại có các nguy cơ dị tật khác nhau. Một số dị tật chỉ xuất hiện ở một giai đoạn nhất định. Mẹ bầu cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để có thể phát hiện kịp thời những bất thường của thai nhi và xử lý kịp thời.
Khám sàng lọc thai nhi là bước quan trọng giúp mẹ bầu theo dõi sức khỏe, giúp phát hiện sớm những bất thường về di truyền ở thai nhi. Mẹ bầu cần nắm rõ nên khám sàng lọc thai nhi khi nào, vừa giúp mẹ yên tâm, vừa giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

Khám sàng lọc thai nhi giúp mẹ và bé có thai kỳ khỏe mạnh
Hiện nay, có rất nhiều phòng khám cung cấp dịch vụ sàng lọc thai nhi. Trong đó, THAI THINH MEDIC là địa chỉ lý tưởng, được nhiều bà mẹ lựa chọn để chăm sóc sức khỏe từ giai đoạn chuẩn bị mang thai, suốt thai kỳ và cả sau sinh. Với đội ngũ bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại và quy trình khám khoa học, phòng khám luôn đồng hành cùng mẹ trên suốt hành trình làm mẹ vất vả nhưng đầy thiêng liêng.
Để được tư vấn các gói khám sức khỏe sinh sản và sức khỏe mẹ bầu, đừng ngại gọi đến HOTLINE 097 288 1125 hoặc 0243 853 5522.