Khi biết mình mang thai, chắc hẳn mẹ nào cũng háo hức, mong chờ để được nhìn thấy hình hài bé nhỏ của con yêu đang lớn lên từng ngày. Thế nhưng, có không ít mẹ lo lắng, hoang mang khi đi siêu âm có túi thai nhưng chưa thấy phôi thai. Vậy nguyên nhân là gì, mẹ cần xử lý thế nào để đảm bảo an toàn và khoa học? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của THAI THINH MEDIC nhé!
Tìm hiểu chung về túi thai và phôi thai
Ngay sau khi trứng được thụ tinh, thai kỳ của mẹ bầu sẽ âm thầm diễn ra. Trứng được thụ tinh sẽ di chuyển từ vòi trứng vào tử cung và làm tổ tại niêm mạc của tử cung. Quá trình làm tổ kết thúc, các tế bào phôi sẽ bắt đầu phân chia và hình thành nên túi thai. Túi thai và phôi thai là 2 mốc phát triển quan trọng của thai nhi và thường xuất hiện cách nhau 1- 2 tuần. Vì vậy, khi siêu âm có túi thai nhưng chưa thấy phôi thai trong lần đầu đi khám thì mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần theo dõi đúng lịch siêu âm của bác sĩ nhé!
- Túi thai hình thành và có thể nhìn thấy thông qua siêu âm thai từ tuần thứ 4- 5 của thai kỳ, tùy thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt và rụng trứng của mẹ bầu. Thời gian đầu, túi thai chỉ là một vòng tròn nhỏ, màu đen trên hình ảnh siêu âm, chưa nhìn rõ được bên trong.
- Từ tuần thứ 6- 7 của thai kỳ, trong túi thai sẽ xuất hiện phôi thai, khi đó các tế bào sẽ dần phát triển thành thai nhi. Cùng với phôi thai, tim thai cũng bắt đầu hình thành và đập, đây là một dấu hiệu quan trọng cho thấy thai nhi đang phát triển an toàn.

Hình ảnh của túi thai và phôi thai
Vì sao siêu âm có túi thai nhưng chưa thấy phôi thai?
Rất nhiều mẹ bầu gặp tình trạng đi siêu âm có túi thai nhưng chưa thấy phôi thai. Đây không phải là hiện tượng hiếm gặp, có thể là dấu hiệu mẹ mới mang thai ở những tuần đầu, hoặc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bất thường như mang thai ngoài tử cung, trứng trống, mang thai trứng,... nguy hiểm.
Thai còn quá nhỏ, chưa hình thành phôi thai
Thai còn quá nhỏ, chưa hình thành túi thai là nguyên nhân phổ biến khiến siêu âm có túi thai nhưng chưa thấy phôi thai. Vì túi thai xuất hiện ở tuần thai thứ 4- 5, trong khi phôi thai thường chỉ có thể nhìn thấy qua siêu âm từ tuần thai thứ 6 trở đi. Trong trường hợp mẹ đi siêu âm quá sớm, trước 6 tuần thì sẽ không nhìn thấy phôi thai là hết sức bình thường.

Siêu âm có túi thai nhưng chưa thấy phôi thai có thể do thai quá nhỏ
Tính sai tuổi thai
Không phải chị em nào cũng có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn 28 ngày. Với những chị em có chu kỳ kinh không đều hoặc dài thì tuổi thai sẽ tính theo ngày kinh cuối có thể sẽ cho kết quả không chính xác.
Khi đó, bác sĩ sẽ dựa trên hình ảnh siêu âm và chỉ số hCG để đánh giá tuổi thai thay vào tính ngày kinh cuối cùng. Vì thế, khi đi siêu âm thai chỉ thấy túi thai mà chưa thấy phôi thai thì mẹ cũng không cần quá lo lắng, hãy đi siêu âm lại sau 5- 10 ngày để có thể cho kết quả chính xác hơn.
Nguy cơ thai ngừng phát triển
Trong một số trường hợp, siêu âm thấy túi thai nhưng không thấy phôi thai sau tuần thứ 7 có thể là dấu hiệu cảnh báo bất thường, cho thấy thai chậm hoặc đã ngừng phát triển. Nguyên nhân đến từ những yếu tố như bất thường nhiễm sắc thể, nội tiết tố kém, môi trường tử cung không thuận lợi hoặc do mẹ bị các bệnh lý nền,.... Mje cần theo dõi bảng chỉ số siêu âm thai nhi theo tuần để phát hiện bất thường.
Mẹ bầu có thể phát hiện bất thường như: mất hoàn toàn các triệu chứng ốm nghén, không còn cảm thấy căng tức ngực, ra máu âm đạo bất thường,.... Nhưng cũng có nhiều trường hợp thai ngừng phát triển không có biểu hiện rõ ràng. Khi đó, mẹ cần thực hiện xét nghiệm beta hCG, siêu âm đầu dò,... theo chỉ định của bác sĩ.

Mẹ bầu cần theo dõi các bất thường để phát hiện thai ngừng phát triển
Thai trứng hoặc thai rỗng
- Thai rỗng hay thai trống là tình trạng túi thai phát triển nhưng không hình thành phôi thai bên trong. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng siêu âm thấy túi thai mà không có phôi thai, ngay cả khi mẹ bầu đã bước sang tuần thai thứ 7- 8.
- Thai trứng là trường hợp ít gặp hơn nhưng do nhau thai phát triển bất thường, biến đổi thành nhiều túi dịch nhỏ và không có phôi.
Mang thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung là tình trạng trứng được thụ tinh và làm tổ nhưng ở ngoài buồng tử cung, thường là vòi trứng. Đây là tình trạng rất nguy hiểm cho mẹ bầu nếu không được phát hiện kịp thời.
Khi siêu âm, bác sĩ có thể thấy thai chưa rõ ràng trong từ cung hoặc một khối bất thường xuất hiện ngoài tử cung, khi phôi thai không xuất hiện đúng chỗ. Những dấu hiệu bất thường mẹ có thể gặp phải như: bụng đau âm ỉ hoặc đau nhói ở một bên bụng dưới, âm đạo ra máu bất thường, người mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu,....

Thai ngoài tử cung nếu không được phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho mẹ bầu
Mẹ bầu nên làm gì nếu chưa thấy phôi thai?
Khi siêu âm có túi thai nhưng chưa thấy phôi thai sẽ khiến mẹ bầu lo lắng và hoang mang. Dưới đây là những việc mẹ nên làm để phát hiện kịp thời những bất thường và có phương án hỗ trợ kịp thời.
- Nên giữ bình tĩnh, không hoảng loạn: Hãy xác định rõ đây là tình trạng phổ biến và không quá nguy hiểm. Mẹ nên trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chính xác, an toàn.
- Tuân thủ lịch hẹn thăm khám của bác sĩ: Bác sĩ thường sẽ hẹn mẹ quay lại siêu âm sau 5- 7 ngày để kiểm tra lại phôi thai và tim thai. Không nên tự ý đưa ra kết luận và gây hoang mang, lo lắng cho bản thân và gia đình.
- Theo dõi các bất thường của cơ thể: Những dấu hiệu bất thường như ra máu âm đạo, đau bụng nhiều lần, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt,... hãy đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và loại trừ trường hợp thai ngoài tử cung. Nếu không xuất hiện bất thường, mẹ hãy nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng hợp lý và đợi tái khám theo lịch.

Mẹ bầu nên bình tĩnh và nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa
Câu hỏi thường gặp khi mẹ bầu đi siêu âm thai lần đầu
Tôi nên đi siêu âm thai lần đầu khi nào?
Khi nào nên đi siêu âm thai lần đầu là thắc mắc của rất nhiều chị em lần đầu mang thai. Theo các chuyên gia khuyến cáo, mẹ nên đi siêu âm khi trễ kinh khoảng 1- 2 tuần. Khi đó tương đương với việc mẹ đã có thai khoảng 5- 6 tuần để xác định đã hình thành túi thai trong tử cung hay chưa.

Đi siêu âm ngay tuần thứ 1- 2 sau khi trễ kinh
Siêu âm chưa thấy phôi thai có nguy hiểm không?
Mẹ không cần quá lo lắng, nên đi thực hiện theo lịch khám của bác sĩ và giữ tinh thần thoải mái. Để xác định có nguy hiểm hay không, mẹ cần đi siêu âm thai khi đã có bầu 7- 8 tuần. Vì giai đoạn này nếu vẫn không có phôi thai thì bác sĩ cần theo dõi thêm để loại trừ các nguy cơ thai trống, thai ngừng phát triển hoặc mang thai ngoài tử cung.
Làm thế nào để phân biệt thai rỗng và thai chậm phát triển?
Thai rỗng và thai chậm phát triển là 2 trường hợp không mẹ bầu nào mong muốn. Nhưng nếu gặp trường hợp này, mẹ bầu nên giữ bình tĩnh và thăm khám bác sĩ để có phương án hỗ trợ kịp thời. Vậy làm thế nào để phân biệt thai rỗng và thai chậm phát triển? Bác sĩ sẽ kết hợp xét nghiệm hCG và siêu âm để đưa ra kết luận:
- Thai rỗng thường có túi thai nhưng không có phôi hoặc tim thai dù qua 7- 8 tuần và chỉ số hCG có thể tăng chậm hoặc ngừng tăng.
- Thai chậm phát triển là vẫn có thể xuất hiện phôi và tim thai sau vài ngày.

Thai trứng rỗng và thai ngừng phát triển
Sau bao lâu tôi nên đi siêu âm lại để kiểm tra phôi thai?
Nếu đi siêu âm lần đầu chưa thấy phôi thai, mẹ sẽ được bác sĩ chỉ định tái khám sau 5- 7 ngày để kiểm tra lại. Đây là khoảng thời gian đủ để theo dõi sự phát triển tiếp theo của thai nhi, phôi và tim thai đã xuất hiện.
Nếu chưa xác định tuổi thai chính xác, bác sĩ có thể hẹn siêu âm lại sau 1 tuần kết hợp xét nghiệm beta hCG.

Đi siêu âm lại theo chỉ định của bác sĩ
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ từ bài viết đã giúp mẹ bầu hiểu rõ vì sao siêu âm thai thấy túi thai nhưng chưa thấy phôi thai. Mẹ bầu không cần quá lo lắng khi gặp trường hợp này, hãy theo dõi những bất thường của cơ thể và thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Lựa chọn phòng khám thai định kỳ uy tín là điều được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. THAI THINH MEDIC là phòng khám được rất chị em tin tưởng. Không chỉ có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, phòng khám còn sở hữu hệ thống máy móc siêu âm hiện đại và quy trình theo dõi thai chặt chẽ, giúp mẹ yên tâm với thai kỳ khỏe mạnh.
Hãy liên hệ HOTLINE 097 288 1125 hoặc 0243 853 5522 để được tư vấn.